Người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ 8 km/h thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? CSGT tạm giữ bằng lái người vi phạm trong thời hạn bao lâu?

Tôi lưu thông trên đường Mai Chí Thọ (Quận 2) thì bị CSGT thổi lại vì chạy 58 km/h (đường này cho chạy 50 km/h. CSGT lập biên bản nhưng không ghi mức phạt. Cho tôi hỏi người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ 8 km/h thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? CSGT giữ bằng lái của tôi trong bao lâu? - Câu hỏi của anh Phan Tuấn đến từ Thành phố Hồ Chí Minh

Người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ 8 km/h thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 34 và khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
b) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
d) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;
đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;
e) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
g) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;
h) Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;
i) (Bị bãi bỏ);
k) (Bị bãi bỏ);
l) Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
m) Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước.

Như vậy, trường hợp người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ 8 km/h tức là thuộc vào trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 nêu trên.

Vì vậy, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ 8 km/h thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ 8 km/h thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Điều khiển xe máy chạy quá tốc độ thì có bị CSGT giữ bằng lái không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) có quy định như sau:

Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này”.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) có quy định:

Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

Tại khoản 6, khoản 10 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
...
10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...

Như vậy, trường hợp người vi phạm hành chính về hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ nêu trên thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, người vi phạm còn bị CSGT tạm giữ bằng lái (giấy phép lái xe) để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

CSGT tạm giữ bằng lái người vi phạm trong thời hạn bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định như sau:

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, thời hạn CSGT tạm giữ bằng lái (giấy phép lái xe) trong trường hợp này là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.

Chạy quá tốc độ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lỗi chạy quá tốc độ đối với xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe ra sao?
Pháp luật
Lỗi chạy quá tốc độ đối với xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt như thế nào?
Pháp luật
Ô tô chạy quá tốc độ 10 đến 20km/h bị phạt bao nhiêu 2025? Lỗi ô tô chạy quá tốc độ 10 đến 20km/h bị trừ bao nhiêu điểm?
Pháp luật
Lỗi ô tô chạy quá tốc độ trên 20 đến 35km/h phạt bao nhiêu 2025? Ô tô chạy quá tốc độ trên 20 đến 35km/h bị trừ bao nhiêu điểm?
Pháp luật
Ô tô chạy quá tốc độ trên 35km/h bị phạt bao nhiêu 2025? Lỗi ô tô chạy quá tốc độ trên 35km/h bị trừ bao nhiêu điểm?
Pháp luật
06 điểm cần lưu ý khi xem hình ảnh bắn tốc độ? Chạy quá tốc độ khi tham gia giao thông bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Ô tô chạy quá tốc độ 5-10km bị phạt bao nhiêu tiền? Ô tô chạy quá tốc độ 5-10km bị tước bằng lái bao lâu?
Pháp luật
Tốc độ tối đa của xe máy, ô tô trong khu dân cư là bao nhiêu? Chạy xe quá tốc độ trong khu dân cư bị phạt thế nào?
Pháp luật
Tổng hợp các mức phạt chạy quá tốc độ đối với xe máy từ thấp đến cao? Hình phạt bổ sung đối với lỗi này là gì?
Pháp luật
Điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h bị xử phạt bao nhiêu? Có bị tước bằng lái không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chạy quá tốc độ
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
15,026 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chạy quá tốc độ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chạy quá tốc độ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào