Người đại diện hợp pháp của bệnh nhi được quyền biết những thông tin gì về cơ sở khám chữa bệnh công lập?
Ai có quyền quyết định việc khám chữa bệnh cho bệnh nhi theo quy định?
Ai có quyền quyết định việc khám chữa bệnh cho bệnh nhi theo quy định? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 13 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
Trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.
Theo khoản 17 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định người đại diện hợp pháp bao gồm cha mẹ hoặc người giám hộ, luật sư, trợ giúp viên pháp lý.
Dẫn chiếu theo Điều 47, 52 và Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 47. Người được giám hộ
1. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.
Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo đó, những người đại diện hợp pháp sau đây được quyền quyết định việc khám chữa bệnh cho bệnh nhi, cụ thể:
+ Người đại diện theo pháp luật của bệnh nhi gồm cha, mẹ;
+ Trường hợp bệnh nhi không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ hoặc có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
Hoặc trường hợp cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ thì người đại diện hợp pháp là người giám hộ đương nhiên của bệnh nhi.
+ Trường hợp không xác định được người đại diện trong 02 trường hợp nêu trên thì Tòa án chỉ định người đại diện hợp pháp của bệnh nhi.
Như vậy, trong trường hợp của anh nếu không có người đại diện theo pháp luật (cha, mẹ của bé) và người giám hộ đương nhiên (theo thứ tự xác định là anh chị ruột, ông bà nội và ông bà ngoại) thì anh (chú ruột) được làm người đại diện hợp pháp quyết định việc khám chữa bệnh của bệnh nhi.
Người đại diện hợp pháp của bệnh nhi được quyền biết những thông tin gì về cơ sở khám chữa bệnh công lập?
Theo Điều 10 Thông tư 05/2021/TT-BYT quy định những việc phải thông tin kịp thời và công khai đối với bệnh nhi và người đại diện hợp pháp của bệnh nhi như sau:
(1) Quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh đối với đơn vị.
(2) Nội quy đơn vị, sơ đồ chỉ dẫn các khoa, phòng và đơn vị trực thuộc.
(3) Các quy trình, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh và các thủ tục khác có liên quan.
(4) Giá thu dịch vụ khám, chữa bệnh đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, giá thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không theo yêu cầu đối với người bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế; chế độ miễn, giảm giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; thanh toán giá và chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
(5) Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu của người bệnh; giá các loại dịch vụ khác tại đơn vị.
(6) Lịch làm việc, lịch trực hàng ngày của viên chức, người lao động trong đơn vị; lịch tiếp công dân của người đứng đầu đơn vị.
(7) Bộ phận tiếp công dân, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của đơn vị.
(8) Số điện thoại đường dây nóng của Bộ Y tế.
(9) Những vụ việc, hành vi gây mất trật tự, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của viên chức, người lao động đơn vị.
(10) Kết quả, số điểm đánh giá sự hài lòng của người bệnh.
Theo đó, căn cứ trên quy định những việc cơ bản được thông tin kịp thời và công khai đối với bệnh nhi và người đại diện hợp pháp của bệnh nhi.
Được ý kiến về thái độ phục vụ người bệnh của người lao động tại cơ sở khám chữa bệnh công lập hay không?
Theo Điều 12 Thông tư 05/2021/TT-BYT quy định như sau:
Những việc tham gia ý kiến, giám sát
1. Việc thực hiện các chế độ chính sách y tế có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh như: Các chế độ về khám bệnh, chữa bệnh, chính sách bảo hiểm y tế; các chính sách, giá các loại dịch vụ về khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
2. Việc thực hiện nội quy, quy chế về khám bệnh, chữa bệnh của đơn vị.
3. Tinh thần, thái độ phục vụ của viên chức, người lao động trong đơn vị; phát hiện và phản ánh với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo khoa, phòng, đơn vị trực thuộc về những viên chức, người lao động có biểu hiện tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh yếu kém, có hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, đùn đẩy, phân biệt đối xử, đòi hối lộ đối với người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh; đề xuất ý kiến, trao đổi và phối hợp với nhân viên y tế trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh.
4. Việc thực hiện vệ sinh môi trường, bảo đảm an ninh, trật tự tại đơn vị.
5. Việc tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người bệnh và người đại diện hợp pháp của người bệnh đối với đơn vị.
Theo đó, khoản 3 Điều 12 Thông tư 05/2021/TT-BYT quy định đối với trường hợp người lao động có biểu hiện tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh yếu kém, có hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, đùn đẩy, phân biệt đối xử, đòi hối lộ đối với người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh thì bệnh nhi và người đại diện hợp pháp của bệnh nhi được phản ánh với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo khoa, phòng, đơn vị trực thuộc tại cơ sở khám chữa bệnh công lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Cách viết báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm 2024?
- Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất cho cá nhân đảng viên như thế nào? Tải ở đâu? Thủ tục cấp lại thẻ đảng viên bị mất?