Người đã từng là Kiểm sát viên muốn trở thành Hòa giải viên tại Tòa án thì có cần chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại không?
- Người đã từng là Kiểm sát viên muốn trở thành Hòa giải viên tại Tòa án thì có cần chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại không?
- Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án đối với người đã từng là Kiểm sát viên bao gồm những gì?
- Hòa giải viên được nhận tiền của các bên tham gia hòa giải không?
Người đã từng là Kiểm sát viên muốn trở thành Hòa giải viên tại Tòa án thì có cần chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại không?
Theo căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
a) Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên; luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư;
b) Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
c) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.
...
Như vậy, người đã từng là Kiểm sát viên không có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp thì vẫn có thể được bổ nhiệm làm Hòa giải viên tại Tòa án nếu đáp ứng các điều kiện còn lại theo quy định trên.
Người đã từng là Kiểm sát viên muốn trở thành Hòa giải viên tại Tòa án thì có cần chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại không? (Hình từ Internet).
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án đối với người đã từng là Kiểm sát viên bao gồm những gì?
Theo căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Bổ nhiệm Hòa giải viên
1. Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án nơi họ có nguyện vọng làm Hòa giải viên.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên bao gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm;
b) Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
d) Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Luật này;
đ) Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 của Luật này.
...
Như vậy, ngươi đã từng là Kiểm sát viên muốn bổ nhiệm làm Hòa giải viên tại Tòa án cần chuẩn bị những hồ sơ sau đây:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm;
- Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
- Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Luật này.
Hòa giải viên được nhận tiền của các bên tham gia hòa giải không?
Theo căn cứ tại điểm đ khoản 2 Điều 14 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên
1. Hòa giải viên có các quyền sau đây:
a) Tiến hành hòa giải vụ việc dân sự, đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật này;
b) Yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp, khiếu kiện; các thông tin, tài liệu liên quan khác càn thiết cho việc hòa giải, đối thoại;
c) Xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện trước khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại theo yêu cầu của một trong các bên;
d) Mời người có uy tín tham gia hòa giải, đối thoại; tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp, khiếu kiện;
đ) Không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
...
2. Hòa giải viên có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tiến hành hòa giải, đối thoại theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này;
b) Tuân thủ pháp luật, độc lập, vô tư, khách quan;
c) Bảo đảm bí mật thông tin theo quy định của Luật này;
d) Không ép buộc các bên hòa giải, đối thoại trái với ý chí của họ;
đ) Không được nhận tiền, lợi ích từ các bên;
e) Từ chối tiến hành hòa giải, đối thoại nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 18 của Luật này;
g) Tôn trọng sự thỏa thuận, thống nhất của các bên, nếu nội dung thỏa thuận, thống nhất đó không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
...
Như vậy, Hòa giải viên không được nhận tiền, lợi ích từ các bên tham gia hòa giải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?