Người cư trú ở nước ngoài có được nhận chăm sóc thay thế trẻ em bị bỏ rơi hay không theo quy định?
- Người cư trú ở nước ngoài có được nhận chăm sóc thay thế trẻ em bị bỏ rơi hay không?
- Người nhận chăm sóc thay thế đối với trẻ em bị bỏ rơi có được ưu tiên vay vốn khi gặp khó khăn hay không?
- Người nhận chăm sóc thay thế trẻ em bị bỏ rơi lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế để hưởng các khoản từ thiện của các mạnh thường quân có phải hành vi bị nghiêm cấm không?
Người cư trú ở nước ngoài có được nhận chăm sóc thay thế trẻ em bị bỏ rơi hay không?
Điều kiện chăm sóc thay thế được quy định tại Điều 63 Luật Trẻ em 2016, theo đó:
Điều kiện chăm sóc thay thế
...
2. Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải bảo đảm các Điều kiện sau đây:
a) Cá nhân, người đại diện gia đình là người cư trú tại Việt Nam; có sức khỏe và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em; không bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;
b) Có chỗ ở và Điều kiện kinh tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;
c) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; có sự đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình về việc nhận chăm sóc trẻ em; các thành viên trong gia đình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em;
d) Người thân thích nhận trẻ em chăm sóc thay thế phải là người thành niên; các trường hợp khác phải hơn trẻ em từ 20 tuổi trở lên.
...
Theo đó, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em bị bỏ rơi phải bảo đảm các điều kiện trên, trong đó có điều kiện cư trú tại Việt Nam. Cho nên, người cư trú ở nước ngoài không thể nhận chăm sóc trẻ em bị bỏ rơi được.
Người cư trú ở nước ngoài có được nhận chăm sóc thay thế trẻ em bị bỏ rơi hay không? (Hình từ Internet)
Người nhận chăm sóc thay thế đối với trẻ em bị bỏ rơi có được ưu tiên vay vốn khi gặp khó khăn hay không?
Trách nhiệm và quyền của người nhận chăm sóc thay thế được quy định tại Điều 64 Luật Trẻ em 2016, theo đó:
Trách nhiệm và quyền của người nhận chăm sóc thay thế
1. Người nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm Điều kiện để trẻ em được sống an toàn, thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em phù hợp với Điều kiện của người nhận chăm sóc thay thế;
b) Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về tình hình sức khỏe thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em sau 06 tháng kể từ ngày nhận chăm sóc thay thế và hằng năm; trường hợp có vấn đề đột xuất, phát sinh thì phải thông báo kịp thời.
2. Người nhận chăm sóc thay thế có quyền sau đây:
a) Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề, hỗ trợ tìm việc làm để ổn định cuộc sống, chăm sóc sức khỏe khi gặp khó khăn;
b) Được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật và được nhận hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để thực hiện việc chăm sóc thay thế.
Theo đó thì người nhận chăm sóc thay thế trẻ có quyền được ưu tiên vay vốn, dạy nghề, hỗ trợ tìm việc làm để ổn định cuộc sống, chăm sóc sức khỏe khi gặp khó khăn.
Do đó, khi gặp phải khó khăn thì người nhận chăm sóc thay thế đối với trẻ em bị bỏ rơi sẽ được ưu tiên vay vốn để đảm bảo điều kiện sống cũng như điều kiện chăm sóc cho trẻ em.
Người nhận chăm sóc thay thế trẻ em bị bỏ rơi lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế để hưởng các khoản từ thiện của các mạnh thường quân có phải hành vi bị nghiêm cấm không?
Căn cứ tại khoản 12 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 về các hành vi bị nghiêm cấm, theo đó:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
11. Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.
12. Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.
13. Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.
…
Theo đó một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Trẻ em là lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.
Cho nên người nhận chăm sóc thay thế trẻ em bị bỏ rơi lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế để hưởng các khoản từ thiện của các mạnh thường quân là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?