Người cố ý khai báo sai sự thật về tình trạng mắc bệnh cúm A H5N1 của bản thân có bị xử phạt vi phạm hành chính?

Cho tôi hỏi bệnh bệnh cúm A H5N1 có được xem là bệnh truyền nhiễm hay không? Người cố ý khai báo sai sự thật về tình trạng mắc bệnh cúm A H5N1 của bản thân có bị xử phạt vi phạm hành chính? Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền phạt tiền đối với người đó không? Câu hỏi của chị M.A (An Giang).

Bệnh bệnh cúm A H5N1 có được xem là bệnh truyền nhiễm hay không?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 về phân loại bệnh truyền nhiễm như sau:

Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;
...

Theo đó, bệnh cúm A H5N1 được xác định là bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Người cố ý khai báo sai sự thật về tình trạng mắc bệnh cúm A H5N1 của bản thân có bị xử phạt vi phạm hành chính?

Người cố ý khai báo sai sự thật về tình trạng mắc bệnh cúm A H5N1 của bản thân có bị xử phạt vi phạm hành chính? (Hình từ Internet)

Người cố ý khai báo sai sự thật về tình trạng mắc bệnh cúm A H5N1 của bản thân có bị xử phạt vi phạm hành chính?

Theo điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm như sau:

Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời khi phát hiện người khác mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm;
b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về giám sát bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật;
c) Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
c) Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Theo đó, người cố ý khai báo sai sự thật về tình trạng mắc bệnh cúm A H5N1 của bản thân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền phạt tiền đối với người cố ý khai báo sai sự thật về tình trạng mắc bệnh cúm A H5N1 của bản thân hay không?

Theo điểm b khoản 2 Điều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

Đây là thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, trường hợp tổ chức thực hiện cùng hành vi vi phạm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền phạt tiền bằng 02 lần so với cá nhân tức là 200.000.000 đồng, theo khoản 6 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP.

Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền phạt tiền đối với người cố ý lây lan tác nhân gây bệnh cúm A H5N1, mức phạt cao nhất đối với người cố ý khai báo sai sự thật về tình trạng mắc bệnh cúm A H5N1 của bản thân là 20.000.000 đồng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

409 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào