Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo của Kiểm toán Nhà nước có những trách nhiệm gì theo quy định?
Tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán Nhà nước bao gồm những loại nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy trình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về việc phân loại, xử lý đơn như sau:
Phân loại, xử lý đơn
1. Khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của KTNN
a) Khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của KTNN bao gồm các khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan KTNN, của các đơn vị trực thuộc KTNN, của người có thẩm quyền trong cơ quan KTNN hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc KTNN khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
b) Tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của KTNN bao gồm các tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc KTNN trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
...
Như vậy, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán Nhà nước bao gồm:
- Các tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại.
- Các tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ gây đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán Nhà nước bao gồm những loại nào? (Hình từ Internet)
Những tố cáo nào mà Kiểm toán Nhà nước không thụ lý giải quyết?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Quy trình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về việc phân loại, xử lý đơn như sau:
Phân loại, xử lý đơn
...
3. Tố cáo không thụ lý giải quyết
a) Tố cáo về vụ việc đã được giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới;
b) Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;
c) Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.
4. Đối với đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của KTNN nhưng có nội dung đề nghị, kiến nghị KTNN kiểm tra, xem xét hoặc có thể nghiên cứu phục vụ cho công tác của KTNN thì công chức được giao tham mưu giải quyết nghiên cứu nội dung đơn phải báo cáo lãnh đạo đơn vị xem xét sao gửi nội dung đơn đến KTNN chuyên ngành, khu vực để lưu ý thông tin phục vụ hoạt động kiểm toán trên nguyên tắc giữ bí mật thông tin người gửi đơn.
Như vậy, theo quy định, những tố cáo mà Kiểm toán Nhà nước không thụ lý giải quyết bao gồm:
(1) Tố cáo về vụ việc đã được giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới;
(2) Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;
(3) Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.
Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo của Kiểm toán Nhà nước có những trách nhiệm gì theo quy định?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy trình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về trách nhiệm thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo của người có thẩm quyền như sau:
Trách nhiệm thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo của người có thẩm quyền
1. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết hoặc cố tình giải quyết trái pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có các trách nhiệm sau đây:
(1) Tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo;
(2) Xử lý nghiêm minh người vi phạm;
(3) Áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra;
(4) Bảo đảm quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?