Người có quyền ra lệnh thao tác trong hệ thống điện quốc gia phải nắm rõ những nội dung gì trước khi ra lệnh thao tác?
- Người có quyền ra lệnh thao tác trong hệ thống điện quốc gia phải nắm rõ những nội dung gì trước khi ra lệnh thao tác?
- Trường hợp người ra lệnh thao tác trong hệ thống điện quốc gia bằng lời nói thì cần thực hiện như thế nào theo quy định?
- Những ai có quyền ra lệnh thao tác trong hệ thống điện quốc gia?
Người có quyền ra lệnh thao tác trong hệ thống điện quốc gia phải nắm rõ những nội dung gì trước khi ra lệnh thao tác?
Theo Điều 11 Thông tư 44/2014/TT-BCT quy định về yêu cầu đối với người ra lệnh có nêu trước khi ra các lệnh thao tác, người ra lệnh phải nắm vững các nội dung sau:
- Tên thao tác và mục đích thao tác;
- Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc thao tác theo dự kiến;
- Sơ đồ kết dây hiện tại của hệ thống điện, lưới điện khu vực, nhà máy điện, trạm điện cần thao tác;
- Tình trạng vận hành và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị đóng cắt; rơ le bảo vệ, thiết bị tự động; cuộn dập hồ quang, điểm trung tính nối đất; thiết bị đo lường, điều khiển và tín hiệu từ xa;
- Những phần tử đang nối đất;
- Xu hướng thay đổi phụ tải, công suất, điện áp hệ thống điện trong và sau khi thực hiện thao tác, đồng thời phải có biện pháp điều chỉnh thích hợp để tránh quá tải, điện áp thấp hoặc quá áp theo quy định về điều chỉnh điện áp;
- Sơ đồ hệ thống thông tin liên lạc phục vụ điều độ, đặc biệt trong những trường hợp các thao tác có ảnh hưởng đến phương thức vận hành của hệ thống thông tin liên lạc;
- Chuyển nguồn cung cấp hệ thống điện tự dùng nếu cần thiết;
- Các biện pháp an toàn đối với người và thiết bị, các lưu ý khác liên quan đến thao tác.
Người có quyền ra lệnh thao tác trong hệ thống điện quốc gia phải nắm rõ những nội dung gì trước khi ra lệnh thao tác? (Hình từ Internet)
Trường hợp người ra lệnh thao tác trong hệ thống điện quốc gia bằng lời nói thì cần thực hiện như thế nào theo quy định?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 44/2014/TT-BCT có quy định trường hợp người ra lệnh thao tác trong hệ thống điện quốc gia bằng lời nói thì cần thực hiện như sau:
- Lệnh thao tác bằng lời nói tuân thủ theo quy định về yêu cầu khi thực hiện lệnh điều độ bằng lời nói tại Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
Trường hợp mất liên lạc trực tiếp với người nhận lệnh, cho phép truyền lệnh thao tác qua nhân viên vận hành trực ban trung gian tại các đơn vị khác. Nhân viên vận hành trực ban trung gian phải ghi âm, ghi chép lệnh đầy đủ vào sổ và có trách nhiệm chuyển ngay lệnh thao tác đến đúng người nhận lệnh. Trường hợp nhân viên vận hành trực ban trung gian không liên lạc được với người nhận lệnh, phải báo lại ngay cho người ra lệnh biết.
- Khi truyền đạt lệnh, người ra lệnh phải thông báo rõ họ tên và phải xác định rõ họ tên, chức danh người nhận lệnh. Lệnh thao tác phải được ghi âm và ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành tại các đơn vị.
- Lệnh thao tác phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và chỉ rõ mục đích thao tác. Nhân viên vận hành phải hiểu rõ trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến, điều kiện cho phép thực hiện theo tình trạng sơ đồ thực tế và chế độ vận hành thiết bị.
- Trường hợp dự báo có khả năng không liên lạc được với các nhân viên thao tác lưu động, cho phép ra lệnh thao tác đồng thời nhiều nhiệm vụ thao tác và phải thống nhất thời gian hẹn giờ thao tác với các nhân viên thao tác lưu động.
Khi ra lệnh, người ra lệnh phải yêu cầu người nhận lệnh so và chỉnh lại giờ theo đồng hồ của người ra lệnh. Cấm thao tác sai giờ hẹn thao tác.
- Người nhận lệnh thao tác phải nhắc lại lệnh, ghi chép đầy đủ lệnh thao tác, tên người ra lệnh và thời điểm yêu cầu thao tác.
Chỉ khi người ra lệnh xác định hoàn toàn đúng và cho phép thao tác thì người nhận lệnh mới được tiến hành thao tác. Thao tác xong phải ghi lại thời điểm kết thúc và báo cáo lại cho người ra lệnh.
- Trường hợp người nhận lệnh chưa hiểu rõ lệnh thao tác, người nhận lệnh có quyền đề nghị người ra lệnh giải thích và chỉ tiến hành thao tác khi hiểu rõ lệnh thao tác.
- Lệnh thao tác được coi là thực hiện xong khi người nhận lệnh báo cáo cho người ra lệnh biết kết quả đã hoàn thành.
Những ai có quyền ra lệnh thao tác trong hệ thống điện quốc gia?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 44/2014/TT-BTC (Được bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BCT) quy định người có quyền ra lệnh thao tác thiết bị điện trong hệ thống điện quốc gia gồm:
- Điều độ viên tại các cấp điều độ;
- Trưởng ca nhà máy điện;
- Trưởng kíp trạm điện;
- Trưởng ca nhà máy điện hoặc Trưởng kíp trạm điện của trung tâm điều khiển.
- Nhân viên trực thao tác lưu động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?