Hồ sơ đề nghị phê duyệt danh mục đầu tư lưới điện trung áp, hạ áp năm 2025 bao gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị phê duyệt danh mục đầu tư lưới điện trung áp, hạ áp năm 2025 bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 56/2025/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị phê duyệt danh mục đầu tư lưới điện trung áp, hạ áp năm 2025 bao gồm:
Căn cứ phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh, nhu cầu đầu tư lưới điện trung áp, hạ áp, đơn vị điện lực hoặc nhà đầu tư đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh mục theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Điện lực 2024 thực hiện như sau:
- Hồ sơ đề nghị phê duyệt danh mục đầu tư lưới điện trung áp, hạ áp bao gồm:
+ Tờ trình đề nghị phê duyệt danh mục đầu tư lưới điện trung áp, hạ áp theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 56/2025/NĐ-CP;
+ Tài liệu về tư cách pháp lý của đơn vị điện lực, nhà đầu tư, bao gồm: thẻ Căn cước, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực, các giấy tờ chứng thực cá nhân khác đối với cá nhân; thông tin mã số doanh nghiệp đối với tổ chức;
+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của đơn vị điện lực, nhà đầu tư gồm một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của đơn vị điện lực, nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
LƯU Ý:
(1) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu đơn vị điện lực, nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 56/2025/NĐ-CP, Sở Công Thương lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 56/2025/NĐ-CP, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
(2) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt danh mục đầu tư lưới điện trung áp, hạ áp theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 56/2025/NĐ-CP. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời đơn vị điện lực, nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(3) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 56/2025/NĐ-CP nộp 01 bộ trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(4) Trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư lưới điện trung áp, hạ áp theo danh mục được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, khi có nhu cầu bổ sung, thay thế hoặc loại bỏ dự án trong danh mục, đơn vị điện lực, nhà đầu tư thực hiện việc điều chỉnh danh mục dự án như sau:
- Hồ sơ đề nghị điều chỉnh danh mục dự án bao gồm: Tờ trình đề nghị điều chỉnh danh mục dự án đầu tư theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 56/2025/NĐ-CP và thông tin tình hình triển khai dự án thuộc danh mục; tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh (nếu có);
- Trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh danh mục đầu tư lưới điện trung áp, hạ áp thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 13 Nghị định 56/2025/NĐ-CP.
Hồ sơ đề nghị phê duyệt danh mục đầu tư lưới điện trung áp, hạ áp năm 2025 bao gồm những gì? (Hình ảnh Internet)
Nội dung thẩm định đề nghị phê duyệt danh mục đầu tư lưới điện trung áp, hạ áp gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 56/2025/NĐ-CP quy định về nội dung thẩm định đề nghị phê duyệt danh mục đầu tư lưới điện trung áp, hạ áp bao gồm:
- Đánh giá sự phù hợp danh mục đầu tư dự án với dự kiến khối lượng trung áp trong phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh;
- Đánh giá sự cần thiết đầu tư, mục tiêu đầu tư.
Hiện nay, trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Luật Điện lực 2024 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về điện lực trong phạm vi cả nước.
- Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về điện lực.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về điện lực theo quy định của Luật này và phân công của Chính phủ.
- Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về điện lực tại địa phương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng diện tích dự kiến sáp nhập Lào Cai Yên Bái? Tỉnh Lào Cai Yên Bái thuộc phân vùng kinh tế xã hội nào?
- Sáp nhập xã TP Cần Thơ năm 2025 còn 32 xã, phường? Chi tiết sáp nhập xã TP Cần Thơ năm 2025 ra sao?
- Có phải đổi sang sổ đỏ mẫu mới khi sáp nhập tỉnh thành không? Điều kiện thực hiện sáp nhập tỉnh thành là gì?
- Tổng biên chế chính quyền địa phương cấp xã bình quân khoảng 32 biên chế/1 cấp xã sau sáp nhập (dự kiến)?
- Hà Nam Ninh Bình Nam Định sáp nhập: Tổng diện tích sau sáp nhập là bao nhiêu? Hà Nam Ninh Bình Nam Định thuộc vùng kinh tế xã hội nào?