Người chưa thành niên có được tự mình thực hiện việc tặng cho di sản thừa kế là quyền sử dụng đất cho người khác không?
- Người chưa thành niên có được tự mình thực hiện việc tặng cho di sản thừa kế là quyền sử dụng đất cho người khác không?
- Đại diện là gì? Ai là người có quyền đại diện theo pháp luật đối với người chưa thành niên?
- Phạm vi đại điện của người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên được như thế nào?
Người chưa thành niên có được tự mình thực hiện việc tặng cho di sản thừa kế là quyền sử dụng đất cho người khác không?
Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:
Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Theo quy định trên thì người dưới 18 tuổi được tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Trong trường hợp này, con bạn chỉ mới 15 tuổi do đó, đối với việc tặng cho di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì con bạn không được tự mình thực hiện.
Như vậy, nếu con bạn muốn tặng cho di sản thừa kế là quyền sử dụng đất cho người khác thì phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
Người chưa thành niên có được tự mình thực hiện việc tặng cho di sản thừa kế là quyền sử dụng đất cho người khác không? (Hình từ Internet)
Đại diện là gì? Ai là người có quyền đại diện theo pháp luật đối với người chưa thành niên?
Căn cứ Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện như sau:
Đại diện
1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.
Theo quy định trên thì đại diện tức là việc một người nhân danh và lợi ích của người được đại diện để giúp họ thực hiện, xác lập các giao dịch dân sự.
Căn cứ Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo pháp luật của cá nhân như sau:
Đại diện theo pháp luật của cá nhân
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định trên thì bạn chính là người đại diện theo pháp luật đối với đứa con 15 tuổi của bạn.
Phạm vi đại điện của người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên được như thế nào?
Căn cứ Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phạm vi đại diện như sau:
Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.
Theo quy định trên, thì người đại diện không được nhân danh người đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó.
Như vậy, bạn không thể ký vào văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế với đồng thời 2 tư cách là người nhận di sản và người đại diện của người chưa thành niên tặng cho di sản thừa kế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?