Quy trình kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường từ ngày 3/3/2024 như thế nào?
Kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường gồm có những nội dung gì?
Ngày 18/01/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 01/2024/TT-BKHCN về quy định kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Cụ thể theo Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN có nêu rõ việc kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường gồm những nội dung sau:
- Thứ nhất, kiểm tra thông tin hàng hóa, bao gồm:
+ Kiểm tra nhãn hàng hóa và tài liệu kèm theo mà quy định buộc phải có;
+ Kiểm tra tiêu chuẩn công bố áp dụng, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy theo quy định;
+ Kiểm tra mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá theo quy định;
- Thứ hai, kiểm tra chất lượng hàng hóa, bao gồm:
+ Kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa so với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, nhãn hàng hóa và tài liệu kèm theo;
+ Kiểm tra các nội dung khác liên quan đến chất lượng hàng hoá;
- Trong quá trình kiểm tra, trường hợp hàng hóa có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng thì Trưởng đoàn kiểm tra quyết định lấy mẫu theo quy định tại Thông tư 01/2024/TT-BKHCN
- Ngoài ra, đối với hàng hoá kinh doanh trong hoạt động thương mại điện tử, ngoài kiểm tra theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN, Đoàn kiểm tra tiến hành so sánh tính thống nhất của các thông tin trên các trang thông tin điện tử với thực tế của hàng hoá được kiểm tra.
Kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường gồm có những nội dung gì? Trình tự kiểm tra như thế nào? (Hình từ Internet)
Kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN được thực hiện theo trình tự thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN việc kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường được thực hiện theo trình tự như sau:
(1) Đối với Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo các bước sau:
Bước 1: Công bố Quyết định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra. Quyết định kiểm tra được lập theo Mẫu 1. QĐ/ĐKT của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN Tại đây
Bước 2: Tiến hành kiểm tra các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN;
Bước 3: Lập biên bản kiểm tra theo Mẫu 3. BB/ĐKT của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN. Biên bản kiểm tra có chữ ký của người bán hàng, Trưởng Đoàn kiểm tra. Tại đây
+ Trường hợp người bán hàng không ký biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là chính quyền cấp xã) hoặc của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc người bán hàng không ký vào biên bản.
+ Trường hợp biên bản không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì Đoàn kiểm tra phải ghi rõ lý do vào biến bản, báo cáo cơ quan kiểm tra bằng văn bản. Biên bản có chữ ký của Trưởng Đoàn kiểm tra và các thành viên Đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý.
+ Trường hợp Đoàn kiểm tra có lấy mẫu hàng hóa thì thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN;
Bước 4: Xử lý, kiến nghị theo quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN
Bước 5: Báo cáo cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra.
(2) Đối với Kiểm soát viên chất lượng tiến hành kiểm tra độc lập, đột xuất theo các bước sau đây:
Bước 1: Công bố Quyết định kiểm tra được người có thẩm quyền ban hành, xuất trình thẻ kiểm soát viên chất lượng trước khi kiểm tra. Quyết định kiểm tra được lập theo Mẫu 2. QĐ/KSV của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN; Tại đây
Bước 2: Tiến hành kiểm tra các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN;
Bước 3: Lập biên bản kiểm tra theo Mẫu 4. BB/KSV của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN. Biên bản kiểm tra có chữ ký của người bán hàng, kiểm soát viên chất lượng. Tại đây
+ Trường hợp người bán hàng không ký biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc người bán hàng không ký vào biên bản.
+ Trường hợp biên bản không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến, thì kiểm soát viên chất lượng phải ghi rõ lý do vào biên bản, báo cáo cơ quan kiểm tra bằng văn bản. Biên bản có chữ ký của kiểm soát viên chất lượng vẫn có giá trị pháp lý;
Bước 4: Xử lý, kiến nghị theo quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN;
Bước 5: Báo cáo cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra.
(3) Trường hợp kiểm tra chất lượng hàng hoá trong hoạt động thương mại điện tử, cơ quan chủ trị kiểm tra xác định hoặc xác minh (tên, địa chỉ) người bán hàng trước khi kiểm tra.
Trình tự kiểm tra thực hiện theo các khoản 1 và 2 Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN.
Hình thức kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN quy định hình thức kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như sau:
(1) Kiểm tra theo kế hoạch hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt :
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra: Hằng năm, cơ quan kiểm tra căn cứ yêu cầu quản lý, diễn biến tình hình chất lượng sản phẩm hàng hóa, đánh giá tình hình tuân thủ quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; kết quả kiểm tra kỳ trước; tình hình kinh phí và chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên để xây dựng kế hoạch kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
- Đối với những cơ sở đã được phê duyệt trong kế hoạch hằng năm, căn cứ tinh hình thực tế hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý, trường hợp cơ quan kiểm tra không kiểm tra tại cơ sở thì gửi công văn đến cơ sở được kiểm tra yêu cầu báo cáo việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến sản phẩm hàng hóa do cơ sở đang kinh doanh. Nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa thông qua các báo cáo của cơ sở được kiểm tra thì cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất theo quy định tại Thông tư 01/2024/TT-BKHCN.
(2) Kiểm tra đột xuất chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường:
Căn cứ kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trưởng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN về căn cứ kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Thông tư 01/2024/TT-BKHCN có hiệu lực thi hành từ ngày 03/03/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?