Nghị luận xã hội bàn về chủ đề: Để được sống hạnh phúc? Dàn ý? 2 Giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn?
Nghị luận xã hội bàn về chủ đề: Để được sống hạnh phúc?
Tham khảo bài nghị luận xã hội bàn về chủ đề: Để được sống hạnh phúc dưới đây:
Nghị luận xã hội bàn về chủ đề: Để được sống hạnh phúc Tôi đã từng tự hỏi cuộc sống hạnh phúc nghĩa là gì? Tôi cũng đã từng ví cuộc sống hạnh phúc như một bản đàn ngân vang đầy cảm xúc. Bản đàn ấy có những nốt thăng của niệm hạnh phúc, cũng có những nốt trầm của sự đau khổ. Trong cuộc sống, ai cũng luôn muốn tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc. Vì thế, có bao giờ bạn tự hỏi chính mình rằng: Để được sống hạnh phúc, chúng ta cần những gì? Những điều mà trái tim cần ắt hẳn sẽ không thể diễn tả được bằng lời. Trong mỗi chúng ta, định nghĩa của hạnh phúc sẽ khác nhau. Đối với tôi, hạnh phúc là trạng thái bản thân cảm thấy dễ chịu, thoải mái về vật chất lẫn tinh thần. Khái niệm về hạnh phúc cũng sẽ khác biệt đối với từng đối tượng, độ tuổi hay hoàn cảnh. Tuy nhiên, cách thức để được sống hạnh phúc vẫn luôn là một câu hỏi khó và chưa có lời giải. Còn đối với tôi, để có được cuộc sống hạnh phúc, chúng ta phải học cách thay đổi tư duy và thẩu hiểu bản thân mình. Vì chỉ khi biết mình cần gì thì ta mới có thể khiến bản thân mình hạnh phúc. Mọi cá thể trên thế giới này đều có quyền mưu cầu hạnh phúc. Cho dù chúng ta khác nhau về màu da, tôn giáo, sắc tộc hay địa vị xã hội thì hạnh phúc vẫn luôn là thứ mà bao số phận luôn mong mỏi có được. Mỗi người sẽ có một cách để khiến bản thân mình có được hạnh phúc. Đối với tôi, để được sống hạnh phúc, điều quan trọng chính nằm ở tư duy, cách nhìn nhận của bản thân mình. Một thái độ lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống, một tấm lòng biết ơn, trân quý từng mối quan hệ xung quanh là chìa khóa để có thể có được một cuộc sống hạnh phúc. Các bạn hãy luôn nhớ rằng, hạnh phúc đôi khi không phải là những thứ xa xôi ngoài tầm với mà đôi khi, nó hiện hữu trong chính cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Mỗi ngày, chỉ cần còn được nhìn thấy ba mẹ, ông bà, người thân của mình nở một nụ cười với mình, đó đã là một niềm hạnh phúc lớn lao mà nhiều người mong ước cũng không có lại được. Khi ta biết nhìn đời bằng lăng kính yêu thương, tích cực, những mầm non hạnh phúc sẽ lộ diện và chào đón ta. Hạnh phúc luôn hiện hữu xung quanh chúng ta. Vậy tại sao ta lại phải sống một cách bi quan? Có nhiều người ngoài kia đang mắc các căn bệnh hiểm nghèo và họ biết không còn sống được bao lâu. Dù thế, họ vẫn luôn tích cực, nở một nụ cười trên môi, sống một cách lạc quan, yêu đời. Họ chính là một tấm gương sáng cho ta thấy được rằng dù là trong bất kì hoàn cảnh nào ta vẫn có thể tìm được hạnh phúc, hãy sống hết mình để cuộc đời mình có thêm ý nghĩa. Hạnh phúc vốn dĩ rất gần gũi và thân thuộc, chỉ cần chúng ta lắng nghe con tim một chút, để tâm một chút thứ xung quanh là ta sẽ tìm thấy được hạnh phúc. Có những người tìm kiếm cảm giác thỏa mãn bằng những cách thức tiêu cực, sa đọa. Tuy nhiên, đừng truy tìm những thứ hào nhoáng mang tên “hạnh phúc”, niềm hân hoan thật sự chỉ hiện hữu ở những điều chân thật nhất. |
*Thông tin về bài nghị luận xã hội bàn về chủ đề: Để được sống hạnh phúc trên chỉ mang tính chất tham khảo
Nghị luận xã hội bàn về chủ đề: Để được sống hạnh phúc? (Hình từ Internet)
Dàn ý cách viết một bài nghị luận xã hội?
Tham khảo dàn ý cách viết một bài nghị luận xã hội dưới đây:
I/ Mở bài Giới thiệu vấn đề: Giới thiệu tổng quan vấn đề cần giải quyết trong bài nghị luận xã hội II/ Thân bài Phân tích, chứng minh Bình luận Dẫn chứng Phản biện II/ Kết bài Bài học Liên hệ bản thân |
Lưu ý: 4 Quan điểm xây dựng chương trình ngữ văn được nêu rõ trong Chương trình Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:
(1) Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.
(2) Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học.
Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
(3) Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.
(4) Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.
2 Giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn?
Căn cứ vào Chương trình Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về 2 giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn như sau:
(1) Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.
Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.
(2) Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.
Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập.
Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp những đoạn văn hay viết về Bác Hồ chọc lọc? Những bài viết về Bác Hồ ngắn gọn, hay nhất?
- Công văn 8413-CV/BTGDVTW năm 2025 về một số nội dung tổ chức đại hội đảng bộ các cấp? Tải về Công văn 8413?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp có chức năng gì? Nhiệm vụ và quyền hạn về an toàn thông tin mạng ra sao?
- Các văn bản nào được đăng tải trên công báo điện tử? Cơ quan nào gửi và tiếp nhận văn bản đăng tải trên công báo điện tử?
- Bài phát biểu Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7 5? Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 7 5 có phải là ngày lễ lớn?