Ngày Rằm tháng 4 nên cúng gì? Cúng Rằm tháng 4 ở nhà hay chỉ nên đến chùa? Ngày lễ Phật Đản là ngày nào theo Dương lịch năm nay?
Ngày Rằm tháng 4 nên cúng gì? Cúng Rằm tháng 4 ở nhà hay chỉ nên đến chùa?
Ngày Rằm tháng 4 nên cúng gì?
Thông thường, ngày Rằm tháng 4, mọi người sẽ cúng dâng lên Phật các món ăn thường là những món chay, tươi ngon và thanh khiết. Mâm cũng sẽ tùy vào phong tục từng nơi cũng như điều kiện kinh tế gia đình sẽ khác nhau.
Mâm cúng chỉ mang tính tượng trưng, không cần quá cầu kỳ, xa xỉ, thể hiện tấm lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên, hướng về Phật.
Dưới đây là gợi ý bày biện mâm lễ cúng Phật đản tại nhà:
- Hoa: Thường chọn hoa cúc và hoa hồng trắng để cúng.
- Hương: Thắp 3 nén hương.
- Trầu cau.
- Nước sạch: Cần tránh rót quá đầy, nếu nước tràn ra ngoài thì cần lau khô.
- Mâm ngũ quả: Tùy nhà mà chọn loại quả, đảm bảo đủ màu sắc đại diện cho ngũ hành.
- Mâm cỗ chay: Dịp lễ Phật đản thường kiêng sát sinh, nên làm mâm cỗ chay dâng cúng, có thể tự làm hoặc đặt mua.
Cúng Rằm tháng 4 ở nhà hay chỉ nên đến chùa?
Cúng rằm tháng 4 ở nhà hay ở chùa đều được, nếu sắp xếp được thời gian, gia chủ, phật tử có thể tiến hành cúng cả hai nơi.
Khi làm lễ ở chùa, phật tử nên chuẩn bị lễ chay dâng Phật, Thánh, mục đích vẫn là cầu mong sức khỏe, bình an, gia đình hòa thuận, yên ấm.
Tổ chức lễ Phật Đản tại nhà, Phật tử vẫn phải thực hiện đúng những nghi lễ, kiêng kỵ (như không sát sinh, thận trọng lời ăn tiếng nói, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa…).
Lưu ý: Thông tin nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày Rằm tháng 4 nên cúng gì? Cúng Rằm tháng 4 ở nhà hay chỉ nên đến chùa? (Hình từ Internet)
Rằm tháng 4 lễ Phật Đản chính là ngày nào theo Dương lịch năm nay?
Theo Phật giáo ba ngày đại lễ lớn trong năm bao gồm: Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan và Lễ Phật Thành Đạo.
Trong đó, Lễ Phật Đản là ngày kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Trước đây, ở Việt Nam thường tổ chức lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch, nhưng những năm gần đây, theo văn bản của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam lễ được tổ chức từ 8/4 – 15/4 (âm lịch), lễ chính vào ngày 15/4 âm lịch (rằm tháng 4).
Cụ thể, lễ Phật Đản năm 2025 (ngày chính) sẽ rơi vào ngày 12 tháng 5 năm 2025 theo dương lịch (nhằm ngày 15/4/2025 âm lịch).
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, theo quy định nêu trên, Việt Nam có 8 ngày lễ lớn, bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945).
- Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, ngày lễ Phật Đản không được xem là ngày lễ lớn trong nước. Đại lễ Phật Đản là chỉ là lễ lớn trong năm của Phật giáo.
Tham gia lễ Phật Đản người lao động có các quyền và trách nhiệm nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định người lao động tham gia lễ hội có các quyền và trách nhiệm sau đây:
- Về quyền của người lao động khi tham gia lễ hội:
+ Người lao động có quyền thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
+ Thể hiện các mong muốn điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
+ Được quyền giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
- Về trách nhiệm của người lao động khi tham gia lễ hội:
+ Người lao động cần chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
+ Phải ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; mặc trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không được nói tục hay chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
+ Khi thắp hương, đốt vàng mã thì phải đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy dẫn đến mất trật tự an ninh; phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường;
+ Không được tổ chức hoặc tham gia vào các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
+ Không được thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
+ Nếu là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP thì người lao động còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; người lao động không được dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hội đồng nhân dân họp chuyên đề khi nào? Hội đồng nhân dân họp kín đúng không? HĐND miễn nhiệm Chủ tịch HĐND theo đề nghị của ai?
- Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế là gì? Cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết của cơ quan thuế gồm những gì?
- Người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là ai? Thời hạn của giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm tối đa là bao lâu?
- Thế nào là dịch vụ xử lý tiền? Tổ chức cung ứng dịch vụ xử lý tiền có cần phải ký hợp đồng hay không?
- Nội dung điều tra cơ bản của tài nguyên điện mặt trời được quy định như thế nào? Không gian điều tra cơ bản của tài nguyên điện mặt trời ra sao?