Ngập lụt ở Hà Nội: Báo động 3 là gì? Hà nội ngập lụt báo động cấp 3 thì cần báo động những khu vực nào?
Ngập lụt ở Hà Nội: Báo động 3 là gì? Hà nội ngập lụt báo động cấp 3 thì cần báo động những khu vực nào?
>>> Xem thêm: Hướng dẫn xem bản đồ ngập lụt Hà Nội?
>>> Báo động 3 là bao nhiêu mét?
>>> Báo động 2 là gì? Lũ sông Hồng lên mức báo động 3 khi nào?
>>> Lũ sông Hồng: Mức độ nguy hiểm của lũ lụt?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 05/2020/QĐ-TTg có quy định như sau:
Quy định chi tiết mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các trạm thủy văn trên các sông
1. Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các trạm thủy văn chính trên các sông thuộc phạm vi cả nước được quy định tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này.
2. Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ đối với các vị trí thuộc địa bàn quản lý của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà chưa được quy định tại khoản 1 Điều này sẽ do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương này quy định. Đối với các vị trí nằm trên các đoạn sông giáp ranh giữa các tỉnh, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan phải trao đổi, thống nhất để ban hành một quy định chung về mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại vị trí đó.
Theo đó, cấp báo động lũ được hiểu là độ cao mực nước lũ quy định cho từng vị trí trên sông, kênh, suối. Mực nước ở mỗi cấp báo động lũ cho biết mức độ nguy hiểm của nước lũ trong sông, suối cũng như mức ngập lụt do nước lũ gây ra.
Cấp báo động gồm 3 cấp: cấp báo động 1 - cấp báo động 2 - cấp báo động 3.
Trong đó, cấp báo động 3 là mức giới hạn mực nước cho biết lũ trong sông đã lên đến mức cao, gây ảnh hưởng ngập lụt nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhân dân (lũ lớn).
Căn cứ theo Quyết định 2685/QĐ-UBND năm 2020 về mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên tuyến sông thuộc địa bàn thành phố Hà Nội thì trong trường hợp tình trạng ngập lụt ở Hà Nội đạt mức báo động 3 do nước sông Hồng lên cao thì chính quyền địa phương cần báo động trên địa bàn các xã, phường, thị trấn ven đê thuộc quận, huyện, thị xã đối với các khu vực sau:
- Bắc Từ Liêm,
- Tây Hồ,
- Ba Đình,
- Hoàn Kiếm,
- Hai Bà Trưng,
- Hoàng Mai,
- Thanh Trì,
- Đông Anh,
- Long Biên,
- Gia Lâm.
Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 05/2020/QĐ-TTg thì mực nước báo động đối với TP Hà Nội khi nước sông Hồng lên cao như sau:
(1) Sông Hồng - Trạm thủy văn Sơn Tây:
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 1: 12,4m.
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 2: 13,4 m.
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 3: 14,4 m.
(2) Sông Hồng - Trạm thủy văn Hà nội (Long Biên):
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 1: 9,5m.
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 2: 10,5m.
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 3: 11,5m.
>>> Xem thêm: Báo động 4 là gì? Hà Nội đạt mức báo động 4 về lũ, ngập lụt khi nào?
>>> Danh sách quận huyện ngập lụt tại Hà Nội khi lũ sông Hồng báo động cao?
>>> Báo động lũ khẩn cấp tại Hà Nội? Những khu vực tại Hà Nội vượt mức báo động 3
Ngập lụt ở Hà Nội: Báo động 3 là gì? Hà nội ngập lụt báo động cấp 3 thì cần báo động những khu vực nào? (Hình từ Internet)
Tin cảnh báo ngập lụt cấp báo động 3 cần phải có những nội dung gì?
Căn cứ Điều 15 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg thì tin cảnh báo ngập lụt cấp độ 3 cần phải có những nội dung sau:
(1) Tiêu đề Tin cảnh báo ngập lụt kèm theo tên khu vực, địa điểm báo tin ngập lụt;
(2) Hiện trạng mưa, mực nước hoặc triều cường, nước biển dâng trên khu vực;
(3) Cảnh báo các đặc trưng ngập lụt: phạm vi, thời gian, độ sâu ngập lụt lớn nhất;
(4) Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ngập lụt theo quy định tại Điều 4 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg và Điều 45 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg;
(5) Thời gian ban hành tin;
(6) Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.
Cấp độ rủi ro thiên tai khi ngập lụt được chia thành bao nhiêu cấp?
Tại Điều 4 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg có quy định về cấp độ rủi ro thiên tai như sau:
Xác định cấp độ rủi ro thiên tai
1. Rủi ro thiên tai được phân cấp căn cứ vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của thiên tai.
2. Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định cho từng loại thiên tai và công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai.
3. Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng trên các loại bản đồ, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai: cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro thấp; cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình; cấp 3 màu da cam là rủi ro lớn; cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn; cấp 5 màu tím là rủi ro ở mức thảm họa (Phụ lục XII Quyết định này).
4. Cấp độ rủi ro của hai hay nhiều thiên tai xảy ra đồng thời hoặc liên tiếp, có thể điều chỉnh tăng lên 1 cấp dựa trên tác động của thiên tai; trong trường hợp có nguy cơ xảy ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, cấp độ rủi ro có thể được xem xét tăng lên hai cấp, cao nhất là cấp 5.
Theo đó, cấp độ rủi ro thiên tai khi ngập lun được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng trên các loại bản đồ, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai:
- Cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro thấp;
- Cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình;
- Cấp 3 màu da cam là rủi ro lớn;
- Cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn;
- Cấp 5 màu tím là rủi ro ở mức thảm họa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?