Ngân sách trung ương có được hưởng 100% đối với các khoản thu từ thuế không? Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương là các khoản thu nào?

Ngân sách trung ương có được hưởng 100% đối với các khoản thu từ thuế không? Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương là các khoản thu nào? - Câu hỏi của anh Minh Quang đến từ Tiền Giang

Ngân sách trung ương có được hưởng 100% đối với các khoản thu từ thuế không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Thông tư 342/2016/TT-BTC quy định như sau:

Nguồn thu của ngân sách trung ương
1. Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% (bao gồm cả khoản tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế), gồm:
a) Thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu;
b) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
c) Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa nhập khẩu, bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu do cơ sở kinh doanh nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước;
d) Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu;
đ) Thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, lãi được chia cho nước chủ nhà, các loại phí, tiền cho thuê mặt nước, các khoản thuế, phí và thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
e) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;
g) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện, không kể khoản được cấp có thẩm quyền cho khấu trừ để khoán chi phí hoạt động; phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập trung ương và doanh nghiệp nhà nước trung ương thực hiện, sau khi trừ phần được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.
Số thu phí được khấu trừ và trích lại để bù đắp chi phí không thuộc phạm vi thu ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật;
h) Lệ phí do các cơ quan nhà nước trung ương thu, không kể lệ phí môn bài quy định tại điểm g và lệ phí trước bạ quy định tại điểm h khoản 1 Điều 5 của Thông tư này;
i) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước trung ương quyết định thực hiện xử phạt, tịch thu;
k) Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp mà có vốn của trung ương tham gia trước khi thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại và các đơn vị, tổ chức khác thuộc trung ương quản lý;
l) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc trung ương xử lý, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật;
m) Các khoản thu hồi vốn của ngân sách trung ương đầu tư tại các tổ chức kinh tế (bao gồm cả gốc và lãi); thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu;
n) Thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước phần ngân sách trung ương được hưởng theo quy định của pháp luật;
o) Tiền sử dụng khu vực biển đối với khu vực biển thuộc thẩm quyền giao của trung ương;
p) Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
q) Thu từ quỹ dự trữ tài chính trung ương;
r) Thu kết dư ngân sách trung ương;
s) Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang của ngân sách trung ương;
t) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, bao gồm cả thu ngân sách cấp dưới nộp lên.

Như vậy, ngân sách trung ương sẽ được hưởng 100% đối với các khoản thu nêu trên. Trong đó bao gồm cả khoản tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và các loại thuế sau:

- Thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu;

- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa nhập khẩu, bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu do cơ sở kinh doanh nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước;

- Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu;

- Thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, lãi được chia cho nước chủ nhà, các loại phí, tiền cho thuê mặt nước, các khoản thuế, phí và thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;

Nhưng không phải loại thuế nào thì trung ương cũng được hưởng 100%, đối với các khoản thu từ thuế quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 342/2016/TT-BTC thì sẽ được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (bao gồm cả khoản tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019).

Ngân sách trung ương có được hưởng 100% đối với các khoản thu từ thuế không?

Ngân sách trung ương có được hưởng 100% đối với các khoản thu từ thuế không? (Hình từ Internet)

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương là các khoản thu nào?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Thông tư 342/2016/TT-BTC quy định như sau:

- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (bao gồm cả khoản tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019), gồm có:

+ Thuế giá trị gia tăng, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí; không kể thuế giá trị gia tăng quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này;

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí (kể cả thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn trong hoạt động dầu, khí); không kể thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;

+ Thuế thu nhập cá nhân;

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

+ Thuế bảo vệ môi trường, không kể thuế bảo vệ môi trường quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

- Riêng đối với thuế bảo vệ môi trường thu từ xăng dầu sản xuất trong nước, việc xác định số thu phát sinh căn cứ vào sản lượng do doanh nghiệp đầu mối bán ra trên thị trường và tỷ trọng tổng sản lượng xăng dầu sản xuất trong nước và tổng sản lượng xăng dầu nhập khẩu. Hằng năm, Bộ Tài chính xác định tỷ trọng này.

Ngân sách trung ương chi thường xuyên cho các lĩnh vực gì?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 14 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Ngân sách trung ương trung ương chi thường xuyên cho các lĩnh vực sau đây:

- Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương được phân cấp trong các lĩnh vực:

+ Quốc phòng;

+ An ninh và trật tự an toàn xã hội;

+ Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;

+ Sự nghiệp khoa học và công nghệ;

+ Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;

+ Sự nghiệp văn hóa thông tin;

+ Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;

+ Sự nghiệp thể dục thể thao;

+ Sự nghiệp bảo vệ môi trường;

+ Các hoạt động kinh tế: Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản; giao thông; tài nguyên; phân giới cắm mốc biên giới; quy hoạch thương mại, du lịch; chi hoạt động nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia do nhà nước thực hiện; các hoạt động kinh tế khác;

+ Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam; Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;

+ Hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở trung ương theo quy định của pháp luật;

+ Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;

+ Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

- Các khoản chi thường xuyên này được hướng dẫn cụ thể bởi khoản 3 điều 4 Thông tư 342/2016/TT-BTC.

Ngân sách trung ương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương? Quỹ ngân sách trung ương bị thiếu hụt tạm thời thì xử lý sao?
Pháp luật
Ngân sách trung ương có được vay ngân quỹ nhà nước để trả nợ gốc cho các khoản vay của ngân sách trung ương không?
Pháp luật
Kéo dài thời gian bố trí vốn, kéo dài kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 sang năm 2023 theo nguyên tắc và tiêu chí nào?
Pháp luật
Tổng số chi ngân sách trung ương năm 2023 lên đến 01 triệu tỷ đồng? Ngân sách trung ương năm 2023 được phân bổ như thế nào?
Pháp luật
Ngân sách trung ương có được hưởng 100% đối với các khoản thu từ thuế không? Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương là các khoản thu nào?
Pháp luật
Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trong công tác quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường như thế nào?
Pháp luật
Khoản thu nào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương có thể hưởng toàn bộ? Thuế thu nhập cá nhân thuộc trường hợp nào?
Pháp luật
Ngân sách trung ương có thể hưởng toàn bộ các khoản thu hay không? Ngân sách trung ương có thể chi để trả lãi vay của Chính phủ không?
Pháp luật
Ngân sách trung ương có phải do các địa phương nộp lên không? Ngân sách trung ương sử dụng cho các công việc gì?
Pháp luật
Ngân sách trung ương có được vay ngân quỹ nhà nước không? Nếu được thì mức vay ngân quỹ nhà nước là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân sách trung ương
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
7,283 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân sách trung ương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào