Ngân sách nhà nước ở địa phương hình thành từ đâu? Có phải ngân sách địa phương phải nộp hết cho ngân sách trung ương không?
Ngân sách địa phương là gì?
Theo Khoản 13 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 định nghĩa ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
Nguồn thu của ngân sách địa phương từ đâu?
Theo Điều 15 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định như sau:
(1) Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:
- Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
- Tiền sử dụng đất;
- Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, không kể tiền thuê đất, thuê mặt nước từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
- Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Lệ phí môn bài;
- Lệ phí trước bạ;
- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, kể cả hoạt động xổ số điện toán;
- Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế (bao gồm cả gốc và lãi); thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện chủ sở hữu;
- Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản trên đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu đơn vị hoặc doanh nghiệp mà có vốn của ngân sách địa phương tham gia trước khi thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại và các đơn vị, tổ chức khác thuộc địa phương quản lý;
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;
- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, trường hợp được cấp có thẩm quyền cho khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập địa phương và doanh nghiệp nhà nước địa phương thực hiện, sau khi trừ phân được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật;
- Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu;
- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương quyết định thực hiện xử phạt, tịch thu;
- Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc địa phương xử lý, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật;
- Thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước phân ngân sách địa phương được hưởng theo quy định của pháp luật;
- Tiền sử dụng khu vực biển đối với khu vực biển thuộc thẩm quyền giao của địa phương;
- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
- Huy động đóng góp từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
- Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương;
- Thu kết dư ngân sách địa phương;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
(2) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định này.
(3) Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương.
(4) Thu chuyển nguồn của ngân sách địa phương từ năm trước chuyển sang.
Đồng thời, Điều 5 Thông tư 342/2016/TT-BTC quy định chi tiết về các nguồn thu của ngân sách địa phương như sau:
(1) Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% (bao gồm cả khoản tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế), gồm:
- Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
- Tiền sử dụng đất;
- Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, không kể tiền thuê đất, thuê mặt nước từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
- Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Lệ phí môn bài;
- Lệ phí trước bạ;
- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, kể cả hoạt động xổ số điện toán;
- Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế theo quy định; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện chủ sở hữu;
- Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản trên đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu đơn vị hoặc doanh nghiệp mà có vốn của ngân sách địa phương tham gia trước khi thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại và các đơn vị, tổ chức khác thuộc địa phương quản lý;
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;
- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, không kể khoản được cấp có thẩm quyền cho khấu trừ để khoản chi phí hoạt động; phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập địa phương và doanh nghiệp nhà nước địa phương thực hiện, sau khi trừ phần được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.
Số thu phí được khấu trừ và trích lại để bù đắp chi phí không thuộc phạm vi thu ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật;
- Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu;
- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương quyết định thực hiện xử phạt, tịch thu;
- Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc địa phương xử lý, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật;
- Thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước phần ngân sách địa phương được hưởng theo quy định của pháp luật;
- Tiền sử dụng khu vực biển đối với khu vực biển thuộc thẩm quyền giao của địa phương;
- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
- Huy động đóng góp từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
- Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương;
- Thu kết dư ngân sách địa phương;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, bao gồm cả thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa; thu tiền bồi thường cho nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai; thu ngân sách cấp dưới nộp lên.
(2) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.
(3) Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương.
(4) Thu chuyển nguồn của ngân sách địa phương từ năm trước chuyển sang.
Qua đó ta thấy ngân sách địa phương được hình thành từ các nguồn thu khác nhau và có một phần thu bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách trung ương đổ về.
Ngân sách địa phương
Có phải ngân sách địa phương phải nộp hết cho ngân sách trung ương không?
Theo Điều 16 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về nguồn thu của ngân sách địa phương, cụ thể:
- Chi đầu tư phát triển:
+ Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 2 Điều này;
+ Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp do địa phương quản lý theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
- Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực:
+ Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
+ Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
+ Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao cho địa phương quản lý;
+ Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
+ Sự nghiệp văn hóa thông tin;
+ Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
+ Sự nghiệp thể dục thể thao;
+ Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
+ Các hoạt động kinh tế: Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản; giao thông; tài nguyên; quy hoạch; thương mại, du lịch; hoạt động kiến thiết thị chính; các hoạt động kinh tế khác;
+ Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam; Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam ở địa phương;
+ Hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật;
+ Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
- Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do chính quyền cấp tỉnh vay.
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương.
- Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương.
Như vậy, ngân sách địa phương được sử dụng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội... tại địa phương. Giữa ngân sách địa phương và ngân sách trung ương có sự tác động lẫn nhau ngân sách trung ương sẽ lấy một phần ngân sách địa phương, ngân sách địa phương sẽ giữ lại một phần để chi cho các việc cần thiết. Giống như TP.HCM nộp về ngân sách trung ương 82% và giữ lại 18% để thành phố sử dụng và khi các địa phương cần bổ sung cân đối ngân sách thì ngân sách trung ương sẽ phân bổ ngược lại cho địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án tuần 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu 75 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc chi tiết và mới nhất?
- Cách viết bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A và 2B đối với cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
- Bán dâm là gì? Bán dâm có bị phạt tù không? Nếu có thì phạt tù bao nhiêu năm theo pháp luật hình sự?
- Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Sư phạm Hà Nội (HSA)? Chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025?
- Tải phiếu Đảng viên mẫu 2 HSĐV word năm 2024 và cách ghi? Nhiệm vụ của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay là gì?