Ngân sách nhà nước là gì theo quy định của luật hiện hành? Mức dư nợ vay của ngân sách Thành Phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu phần trăm?
Ngân sách nhà nước là gì theo quy định của luật hiện hành?
Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 như sau:
14. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Ngân sách nhà nước là gì theo quy định của luật hiện hành? Mức dư nợ vay của ngân sách Thành Phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu phần trăm?
Các khoản thu và chi của ngân sách nhà nước trong phạm vi nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2015 như sau:
Phạm vi ngân sách nhà nước
1. Thu ngân sách nhà nước bao gồm:
a) Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;
b) Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;
d) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi ngân sách nhà nước bao gồm:
a) Chi đầu tư phát triển;
b) Chi dự trữ quốc gia;
c) Chi thường xuyên;
d) Chi trả nợ lãi;
đ) Chi viện trợ;
e) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
3. Bội chi ngân sách nhà nước.
4. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước.
Theo đó, các khoản nào thu các khoản nào ngân sách nhà nước có thể chi thực hiện theo quy định trên.
Mức dư nợ vay của ngân sách Thành Phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu phần trăm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định như sau:
Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước
1. Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện. Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.
2. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
3. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
4. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
b) Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.
5. Bội chi ngân sách địa phương:
a) Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
c) Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.
6. Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương:
a) Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;
b) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;
c) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.
Theo đó, mức dư nợ vay của ngân sách Thành Phố Hồ Chí Minh là không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp.

Tải về Nghị định 98/2025/NĐ-CP quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước chi tiết?

Bãi bỏ toàn bộ 08 Thông tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kể từ 10/06/2025 như thế nào?

Mẫu biểu 09 Nghị định 11? Hướng dẫn ghi mẫu 09 Nghị định 11? Tải mẫu 09 Nghị định 11 file word?

Khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp được xác định tỷ lệ phần trăm phân chia như thế nào? Số bổ sung cân đối ngân sách các cấp được xác định ra sao?

Tiểu mục 4918 là gì? Quy định về phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo mục và tiểu mục như thế nào?

Mẫu báo cáo quyết toán chi ngân sách trung ương theo lĩnh vực mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu?

Mẫu báo cáo dự toán cân đối ngân sách nhà nước mới nhất hiện nay là mẫu thế nào theo Thông tư 91?

Mẫu báo cáo quyết toán nguồn thu ngân sách nhà nước mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Thông tư 91?

Cơ quan nào được sử dụng tiền thu từ việc xử phạt vi phạm về an toàn giao thông sau khi nộp vào ngân sách nhà nước?

Quỹ tài chính ngoài ngân sách là gì? Quỹ tài chính ngoài ngân sách có được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước không?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào? Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội do ai bổ nhiệm?
- Hạn chế khai thác nước dưới đất chỉ áp dụng với đối tượng nào? 5 nguyên tắc khoanh vùng được quy định ra sao?
- Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực III quản lý nhà nước trên địa bàn nào? Trụ sở chính đặt tại đâu?
- Lượng mưa là gì? Đơn vị đo lượng mưa được tính bằng gì? Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa là yêu cầu cần đạt trong chương trình Địa lý lớp mấy?
- Quỹ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được xây dựng từ đâu? Tiêu chuẩn giáo viên làm Tổng phụ trách Đội?