Chủ đề Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học qua các năm? Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học?
Chủ đề Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học qua các năm?
>> Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học là ngày 22 tháng 5 hằng năm
Tham khảo Chủ đề Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học qua các năm dưới đây:
Chủ đề Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững 2024: Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học 2023: Hướng tới “Sống hài hòa với thiên nhiên” 2022: Xây dựng một tương lai chung cho mọi sự sống 2021: Chúng ta là một phần của giải pháp - Vì thiên nhiên 2020: Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên 2019: Đa dạng sinh học của chúng ta, thực phẩm của chúng ta, sức khỏe của chúng ta 2018: Kỷ niệm 25 năm hành động vì đa dạng sinh học 2017: Đa dạng sinh học và du lịch bền vững 2016: Lồng ghép đa dạng sinh học; Ổn định cuộc sống và sinh kế cộng đồng 2015: Đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững 2014: Đa dạng sinh học đảo 2013: Nước và đa dạng sinh học 2012: Đa dạng sinh học biển 2011: Đa dạng sinh học rừng 2010: Đa dạng sinh học, Phát triển và Làm giảm nghèo 2009: Các loài xa lạ xâm lấn 2008: Đa dạng sinh học và Nông nghiệp 2007: Đa dạng sinh học và Sự biến đổi khí hậu 2006: Bảo vệ đa dạng sinh học trên đất liền 2005: Đa dạng sinh học: Bảo hiểm cuộc sống cho sự thay đổi thế giới của chúng ta 2004: Đa dạng sinh học: Nước và Sức khỏe cho mọi người 2003: Đa dạng sinh học và việc giảm nghèo - những thách thức cho Phát triển bền vững 2002: Cống hiến cho Đa dạng sinh học rừng ... |
*Chủ đề Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học qua các năm trên chỉ mang tính chất tham khảo
Chủ đề Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học qua các năm? (Hình từ Internet)
Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học?
Căn cứ vào Điều 7 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học bao gồm:
(1) Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn.
(2) Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
(3) Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
(4) Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
(5) Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
(6) Nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
(7) Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.
(8) Tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
(9) Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn.
Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương ngày Quốc tế Đa dạng sinh học không?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Bên cạnh đó, theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, người lao động không được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày Quốc tế Đa dạng sinh học do ngày Quốc tế Đa dạng sinh học không nằm trong danh sách những ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên:
(i) Nếu trong trường hợp ngày Quốc tế Đa dạng sinh học rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
(ii) Nếu như công ty có chính sách nghỉ ngày Quốc tế Đa dạng sinh học thì người lao động vẫn được nghỉ.
(iii) Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào ngày Quốc tế Đa dạng sinh học, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chỉ được tiến hành khi nào? Tiêu chí xác định bao gồm những gì?
- Cơ sở đào tạo cao đẳng xác định thí sinh trúng tuyển như thế nào? Hồ sơ nộp sau khi trúng tuyển bao gồm những gì?
- Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước cơ quan nào? Chức năng của cấp ủy cấp tỉnh được quy định như thế nào?
- Quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ không?
- Hoá chất bị thải bỏ là gì? Xử lý hoá chất bị thải bỏ trong sử dụng như thế nào theo quy định pháp luật?