Ngân quỹ nhà nước là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý ngân quỹ nhà nước? Nội dung phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước là gì?
Ngân quỹ nhà nước là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý ngân quỹ nhà nước?
Căn cứ vào Điều 62 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về ngân quỹ nhà nước như sau:
Quản lý ngân quỹ nhà nước
1. Ngân quỹ nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước có trên các tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại, tiền mặt tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước. Ngân quỹ nhà nước được hình thành từ quỹ ngân sách các cấp và tiền gửi của các quỹ tài chính nhà nước, đơn vị, tổ chức kinh tế tại Kho bạc Nhà nước.
2. Kho bạc Nhà nước quản lý tập trung, thống nhất ngân quỹ nhà nước để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước; bảo đảm quản lý an toàn và sử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước.
3. Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.
Ngân quỹ nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước có trên các tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại, tiền mặt tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước.
- Ngân quỹ nhà nước được hình thành từ quỹ ngân sách các cấp và tiền gửi của các quỹ tài chính nhà nước, đơn vị, tổ chức kinh tế tại Kho bạc Nhà nước.
- Kho bạc Nhà nước quản lý tập trung, thống nhất ngân quỹ nhà nước để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước; bảo đảm quản lý an toàn và sử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước.
Ngân quỹ nhà nước là gì? (Hình từ Internet)
Nội dung phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước là gì? Cơ quan nào có quyền phê duyệt phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 24/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước
1. Việc quản lý ngân quỹ nhà nước được thực hiện theo phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước quý, năm được Bộ Tài chính phê duyệt. Phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Dự kiến thu, dự kiến chi và xác định nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt trong quý, năm.
b) Dự kiến hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi (nếu có) đối với từng đối tượng cụ thể.
c) Các biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt (nếu có).
d) Xác định định mức tồn ngân quỹ nhà nước tối thiểu trong quý.
2. Định kỳ, trước ngày 20 tháng cuối quý, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ Tài chính phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước quý sau; Bộ Tài chính phê duyệt trước ngày 01 tháng đầu tiên của quý sau.
Đối với phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước năm, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 12 năm trước; Bộ Tài chính phê duyệt trước ngày 01 tháng 01 của năm sau.
Phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Dự kiến thu, dự kiến chi và xác định nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt trong quý, năm.
- Dự kiến hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi (nếu có) đối với từng đối tượng cụ thể.
- Các biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt (nếu có).
- Xác định định mức tồn ngân quỹ nhà nước tối thiểu trong quý.
- Phương án Điều hành ngân quỹ được Kho bạc Nhà nước xây dựng và trình Bộ Tài chính phê duyệt hằng quý, hằng năm.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước trong việc quản lý ngân quỹ nhà nước là gì?
Căn cứ vào Điều 16 Nghị định 24/2016/NĐ-CP, nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước trong việc quản lý ngân quỹ nhà nước như sau:
- Ban hành các quy trình nghiệp vụ và triển khai các biện pháp kỹ thuật cần thiết để thực hiện quản lý ngân quỹ nhà nước.
- Trực tiếp quản lý tập trung, thống nhất ngân quỹ nhà nước trong phạm vi toàn quốc để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch.
- Quyết định việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi và biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt theo quy định tại Điều 7 Nghị định 24/2016/NĐ-CP, Điều 8 Nghị định 24/2016/NĐ-CP và Điều 9 Nghị định 24/2016/NĐ-CP.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra nội bộ; vận hành hệ thống công nghệ thông tin và các hoạt động khác có liên quan để việc quản lý ngân quỹ nhà nước được an toàn, có hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) cho học sinh toàn quốc như thế nào?
- Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 29 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp mới nhất? Hướng dẫn viết bản báo cáo tổng kết năm học của lớp?
- HIV dương tính là gì? Ngoài người được xét nghiệm, kết quả HIV dương tính chỉ được thông báo cho ai?
- Nội dung Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất? Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập cần có ý kiến của ai?