Ngân hàng Nhà nước quyết định can thiệp sớm khi tổ chức tín dụng vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong bao lâu?

Ngân hàng Nhà nước quyết định can thiệp sớm khi tổ chức tín dụng vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong bao lâu? Phương án khắc phục dự kiến của tổ chức tín dụng được can thiệp sớm gồm các nội dung nào? Có kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được can thiệp sớm nhưng không có phương án khắc phục không?

Ngân hàng Nhà nước quyết định can thiệp sớm khi tổ chức tín dụng vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong bao lâu?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì can thiệp sớm là việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng các yêu cầu, biện pháp hạn chế đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó thực hiện phương án khắc phục dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước nhằm khắc phục tình trạng theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.

Căn cứ theo Điều 156 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:

Thực hiện can thiệp sớm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thực hiện can thiệp sớm khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc một hoặc một số trường hợp sau đây:
a) Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn hơn 15% giá trị của vốn điều lệ, vốn được cấp và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc theo kết luận thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 138 của Luật này;
b) Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
c) Vi phạm tỷ lệ khả năng chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 138 của Luật này trong thời gian 30 ngày liên tục;
d) Vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 138 của Luật này trong thời gian 06 tháng liên tục;
đ) Bị rút tiền hàng loạt và có báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước.
...

Như vậy, Ngân hàng Nhà nước quyết định can thiệp sớm khi tổ chức tín dụng vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong thời gian 06 tháng liên tục.

Lưu ý: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 08% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

Ngân hàng Nhà nước quyết định can thiệp sớm khi tổ chức tín dụng vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong bao lâu?

Ngân hàng Nhà nước quyết định can thiệp sớm khi tổ chức tín dụng vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong bao lâu? (hình từ internet)

Phương án khắc phục dự kiến của tổ chức tín dụng được can thiệp sớm gồm các nội dung nào?

Căn cứ theo Điều 143 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:

Xây dựng phương án khắc phục dự kiến trong trường hợp được can thiệp sớm
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng phương án khắc phục dự kiến trong trường hợp được can thiệp sớm.
2. Phương án khắc phục quy định tại khoản 1 Điều này phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thông tin, đánh giá về cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Thực trạng tài chính và hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Các biện pháp triển khai nhằm khắc phục từng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 156 của Luật này;
d) Lộ trình, thời hạn thực hiện từng biện pháp khắc phục.
...

Như vậy, phương án khắc phục dự kiến của tổ chức tín dụng được can thiệp sớm gồm:

-Thông tin, đánh giá về cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Thực trạng tài chính và hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Các biện pháp triển khai nhằm khắc phục từng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 156 Luật Các tổ chức tín dụng 2024

- Lộ trình, thời hạn thực hiện từng biện pháp khắc phục.

Lưu ý: Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bắt buộc phải xây dựng phương án khắc phục dự kiến trong trường hợp được can thiệp sớm.

Có kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được can thiệp sớm nhưng không có phương án khắc phục không?

Căn cứ theo Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:

Áp dụng kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có phương án khắc phục gửi Ngân hàng Nhà nước hoặc không điều chỉnh phương án khắc phục theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước;
b) Trong thời hạn thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có khả năng thực hiện phương án khắc phục;
c) Hết thời hạn thực hiện phương án khắc phục mà tổ chức tín dụng không khắc phục được tình trạng dẫn đến thực hiện can thiệp sớm;
d) Bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng;
đ) Tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức tín dụng thấp hơn 04% trong thời gian 06 tháng liên tục;
e) Tổ chức tín dụng bị giải thể không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ trong quá trình thanh lý tài sản.
...

Như vậy, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có phương án khắc phục gửi Ngân hàng Nhà nước thì Ngân hàng Nhà nước áp dụng kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.

Tổ chức tín dụng
Can thiệp sớm Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Can thiệp sớm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Văn hóa kiểm soát là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định ra sao?
Pháp luật
Thông tin tín dụng mà tổ chức tín dụng cung cấp cho CIC bao gồm các nhóm chỉ tiêu nào? Đối tượng nào được cung cấp thông tin tín dụng?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng dùng tài khoản nào để thực hiện giao dịch, mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước?
Pháp luật
Thời hạn thanh toán khi tổ chức tín dụng mua vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước được quy định thế nào?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt dẫn đến hậu quả gì? NHNN can thiệp sớm hay kiểm soát đặc biệt khi TCTD bị rút tiền hàng loạt?
Pháp luật
Văn phòng đại diện nước ngoài tổ chức tín dụng thay đổi địa điểm đặt trụ sở thì phải nộp hồ sơ đến cơ quan nào?
Pháp luật
Kho tiền của tổ chức tín dụng được xây dựng ở đâu? Có vị trí như thế nào? Kho tiền phải được trang bị những hệ thống thiết bị nào?
Pháp luật
Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng là khu vực nào? Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng có cửa riêng không?
Pháp luật
Xe chở tiền của tổ chức tín dụng là gì? Yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với khoang chở tiền của xe chở tiền?
Pháp luật
Luật Các tổ chức tín dụng mới nhất năm 2023? Nghị định và Thông tư hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng 2023 là văn bản nào?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng có thể tự xác định tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm không? Căn cứ xác định tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức tín dụng
Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
147 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức tín dụng Can thiệp sớm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức tín dụng Xem toàn bộ văn bản về Can thiệp sớm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào