Ngân hàng Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh vàng thông qua những biện pháp nào? Sản xuất vàng miếng phải đảm bảo nguyên tắc gì?

Ngân hàng Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh vàng thông qua những biện pháp nào?Việc tổ chức sản xuất vàng miếng phải đảm bảo những nguyên tắc gì? Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện trách nhiệm quản lý đối với hoạt động kinh doanh vàng như thế nào?

Ngân hàng Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh vàng thông qua những biện pháp nào?

Việc can thiệp, bình ổn thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau:

Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.
2. Ngân hàng Nhà nước được bổ sung vàng miếng vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước.
3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp sau đây:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
b) Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
c) Thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chức huy động vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
...

Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Theo đó, ngân hàng Nhà nước can thiệp, bình ổn thị trường vàng nhằm quản lý hoạt động kinh doanh vàng thông qua những biện pháp thông qua những biện pháp sau:

- Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 24/2012/NĐ-CP.

- Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.

- Thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chức huy động vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Lưu ý:

- Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu và hoạt động kinh doanh vàng khác.

- Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh vàng thông qua những biện pháp nào?Việc tổ chức sản xuất vàng miếng phải đảm bảo những nguyên tắc gì?

Ngân hàng Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh vàng thông qua những biện pháp nào? Việc tổ chức sản xuất vàng miếng phải đảm bảo những nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)

Việc tổ chức sản xuất vàng miếng phải đảm bảo những nguyên tắc gì?

Nguyên tắc sản xuất vàng miếng được quy định tại Điều 2 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012 như sau:

- Ngân hàng Nhà nước quyết định sản xuất vàng miếng trên cơ sở mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và cung cầu vàng miếng trên thị trường.

- Ngân hàng Nhà nước giao Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC (sau đây gọi là Công ty SJC) gia công vàng miếng theo các quy định tại Quyết định này.

- Ngân hàng Nhà nước quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và nguồn vàng nguyên liệu để tổ chức sản xuất vàng miếng.

- Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất vàng miếng hàm lượng 99,99%, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của Công ty SJC (sau đây gọi là vàng miếng SJC). Khối lượng của loại vàng miếng SJC được sản xuất do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.

- Ngân hàng Nhà nước phê duyệt mức phí gia công vàng miếng SJC trong từng thời kỳ trên cơ sở chi phí gia công, lợi nhuận dự kiến và thuế áp dụng.

Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện trách nhiệm quản lý đối với hoạt động kinh doanh vàng như thế nào?

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước theo quy định tại Điều 17 Nghị định 24/2012/NĐ-CP đối với hoạt động kinh doanh vàng như sau:

- Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và việc doanh nghiệp kinh doanh vàng chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm quy định và hướng dẫn thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng và sao gửi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn để phối hợp thực hiện.

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vàng, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập đối với hoạt động kinh doanh vàng phù hợp trong từng thời kỳ.

- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm thực hiện ban hành tiêu chuẩn chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ; kiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và kiểm định phương tiện đo lường của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

- Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc đấu tranh, điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật về kinh doanh vàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

Kinh doanh vàng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Kinh doanh vàng có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không?
Pháp luật
Cách phân biệt vàng giả và vàng thật thông qua ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh vàng thông qua những biện pháp nào? Sản xuất vàng miếng phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Vốn bao nhiêu thì được kinh doanh bán vàng miếng? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán vàng miếng gồm những gì?
Pháp luật
Thủ tục đăng ký kinh doanh vàng trang sức theo quy định của pháp luật hiện hành thì phải trải qua những bước nào?
Pháp luật
Đơn vị kinh doanh vàng bạc đá quý áp dụng loại hóa đơn nào? Xác định thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh vàng bạc đá quý?
Pháp luật
Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng, hoạt động kinh doanh vàng là trách nhiệm của cơ quan nào?
Pháp luật
Điều hành giá vàng trong nước, không để chênh lệch với giá vàng thế giới ở mức cao là trách nhiệm của NHNN đúng không?
Pháp luật
Giá vàng tăng cao, cơ quan nào có trách nhiệm bình ổn thị trường vàng và quản lý hoạt động kinh doanh vàng?
Pháp luật
Tổ chức kinh doanh vàng miếng không niêm yết giá công khai mua bán bị xử phạt bao nhiêu? Trách nhiệm của tổ chức khi kinh doanh mua bán vàng miếng?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh vàng
1,979 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh vàng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh vàng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào