Ngân hàng Nhà nước hủy quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với tổ chức tín dụng trong trường hợp nào?
- Ngân hàng Nhà nước hủy quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với tổ chức tín dụng trong trường hợp nào?
- Hồ sơ thiết lập lại quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước của tổ chức tín dụng gồm những gì?
- Tổ chức tín dụng được thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thế nào?
Ngân hàng Nhà nước hủy quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với tổ chức tín dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 06/2013/TT-NHNN (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 12/2015/TT-NHNN) có quy định như sau:
Tạm ngừng giao dịch, hủy quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng
1. Trừ trường hợp tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp 03 (ba) tháng kể từ thời điểm phát hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ ký xác nhận giao dịch theo quy trình mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước;
b) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ thanh toán, giao, nhận vàng miếng theo xác nhận giao dịch với Ngân hàng Nhà nước 03 (ba) lần;
c) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp vi phạm 03 (ba) lần các quy định về thông tin, báo cáo tại Thông tư này;
d) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bị phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh vàng.
2. Đối với tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt:
a) Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng trong thời gian tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Căn cứ tình hình thực tế của tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt tại tổ chức tín dụng có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (thông qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) cho phép tổ chức tín dụng giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước, chấm dứt cho phép tổ chức tín dụng giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.
3. Ngân hàng Nhà nước hủy quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
b) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
4. Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp không được thiết lập lại quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày bị hủy quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng. Hồ sơ, thủ tục thiết lập lại quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được thực hiện theo thủ tục quy định tại Điều 3 Thông tư này.
Theo đó thì Ngân hàng Nhà nước hủy quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng trong các trường hợp sau:
- Tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng.
Lưu ý: Tổ chức tín dụng không được thiết lập lại quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày bị hủy quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng.
Ngân hàng Nhà nước hủy quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với tổ chức tín dụng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thiết lập lại quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước của tổ chức tín dụng gồm những gì?
Cũng theo quy định tại Điều 5 Thông tư 06/2013/TT-NHNN nêu trên thì hồ sơ, thủ tục thiết lập lại quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước của tổ chức tín dụng được thực hiện theo thủ tục quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2013/TT-NHNN (được sửa đổi bởi Điều 11 Thông tư 29/2015/TT-NHNN), cụ thể hồ sơ có:
- Đơn đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước (theo mẫu tại Phụ lục 1); - Tải về
- Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính;
- Văn bản đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 2); - Tải về
- Văn bản ủy quyền của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp cho người đại diện giao dịch trong trường hợp người đại diện giao dịch là người đại diện theo ủy quyền.
Tổ chức tín dụng được thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thế nào?
Về trách nhiệm của tổ chức tín dụng được thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước thì tại Điều 19 Thông tư 06/2013/TT-NHNN có nêu như sau:
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước
1. Bảo đảm chất lượng, khối lượng vàng miếng bán cho Ngân hàng Nhà nước;
2. Bảo đảm an toàn đối với vàng khi vận chuyển đến hoặc đi từ kho của Ngân hàng Nhà nước;
3. Thanh toán tiền, giao vàng đầy đủ, đúng hạn theo quy định tại Thông tư nay khi mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước;
4. Chịu trách nhiệm về tính xác thực về thẩm quyền của người đại diện giao dịch trong các giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước; Chịu trách nhiệm về nghĩa vụ phát sinh từ hành vi của người đại diện giao dịch thực hiện và từ giao dịch mua, bán vàng miếng do người đại diện giao dịch xác lập với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
5. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, hợp pháp đối với các văn bản, hồ sơ gửi đến Ngân hàng Nhà nước liên quan đến hoạt động mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước;
6. Trong trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể, phá sản, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể, phá sản.
7. Sau khi mua vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước, trước 14 giờ 00 hàng ngày, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) về tình hình sử dụng vàng miếng mua từ Ngân hàng Nhà nước trong ngày làm việc liền kề trước đó (theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này). Việc báo cáo kết thúc khi tổ chức tín dụng, doanh nghiệp sử dụng hết số lượng vàng miếng mua từ Ngân hàng Nhà nước.
8. Các trách nhiệm khác theo quy định tại Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam là gì? Thủ tục xử lý Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam nộp qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp?
- Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh có được điều chỉnh khi có sự sự biến động về điều kiện tự nhiên không?
- Doanh nghiệp viễn thông phải được khách hàng cho phép thì mới được tiết lộ thông tin của khách hàng?
- Người có hành động vứt tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại chung cư sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Cá nhân ép buộc người khác uống rượu bia có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?