Ngân hàng bị phá sản trong trường hợp nào? Ngân hàng bị phá sản thì tài sản của ngân hàng có được thanh lý hay không?
Ngân hàng bị phá sản trong trường hợp nào?
Ngân hàng bị phá sản trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Một ngân hàng bị phá sản là khi không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình. Điều này có thể xảy ra do ngân hàng mất khả năng thanh toán hoặc vì ngân hàng không còn đủ tài sản lưu động để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của mình.
Tuy nhiên khi ngân hàng khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán thì sẽ được kiểm soát đặc biệt bởi Ngân hàng Nhà nước.
Dù vậy tại Điều 155 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (được bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017) có nêu về việc phá sản ngân hàng như sau:
Phá sản tổ chức tín dụng
1. Sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.
3. Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng.
Theo đó các ngân hàng bị phá sản khi Ngân hàng nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản.
Lúc này ngân hàng phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
Ngân hàng bị phá sản thì tài sản của ngân hàng có được thanh lý hay không?
Tại Điều 156 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (được sửa đổi bởi khoản 30, khoản 31 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017) quy định về thanh lý tài sản của các tổ chức tín dụng như sau:
Thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Trong trường hợp tổ chức tín dụng bị tuyên bố phá sản, việc thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Khi giải thể theo quy định tại Điều 154 của Luật này, tổ chức tín dụng,chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tiến hành thanh lý tài sản dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước và theo trình tự, thủ tục thanh lý tài sản do Ngân hàng Nhà nước quy định.
3. Trong quá trình giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng bị giải thể, nếu phát hiện tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chấm dứt thanh lý và thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng theo quy định tại Mục 1e Chương VIII của Luật này.
4. Tổ chức tín dụng bị thanh lý có trách nhiệm thanh toán các chi phí liên quan đến việc thanh lý tài sản.
Theo đó trường hợp phá sản ngân hàng thì việc thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
Tài sản của ngân hàng bị phá sản có được chia lại cho cổ đông phổ thông hay không?
Tại Điều 53 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định quyền của cổ đông phổ thông như sau:
Quyền của cổ đông phổ thông
1. Tham dự và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.
2. Được nhận cổ tức theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
3. Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong tổ chức tín dụng.
4. Được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông khác của tổ chức tín dụng hoặc tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này và Điều lệ của tổ chức tín dụng.
5. Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác.
6. Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ của tổ chức tín dụng, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
7. Được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần sở hữu tại tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng giải thể hoặc phá sản.
8. Được ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình; người được ủy quyền không được ứng cử với tư cách của chính mình.
9. Được ứng cử, đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc theo quy định của pháp luật nếu Điều lệ của tổ chức tín dụng không quy định. Danh sách ứng cử viên phải được gửi tới Hội đồng quản trị theo thời hạn do Hội đồng quản trị quy định.
Theo đó trường hợp ngân hàng bị phá sản thì cổ đông phổ thông được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần sở hữu.
Xem thêm:
Ngân hàng phá sản: Người gửi tiền được đền bù bao nhiêu? Hạn mức bảo hiểm tiền gửi là bao nhiêu?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?