Ngạch Nhân viên bảo vệ kho dự trữ được áp dụng hệ số lương công chức loại mấy? Mức lương cụ thể thế nào?
Ngạch Nhân viên bảo vệ kho dự trữ được áp dụng hệ số lương công chức loại mấy?
Theo điểm e khoản 1 Điều 24 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định như sau:
Xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ
1. Các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và được sửa đổi tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ như sau:
...
e) Ngạch Nhân viên bảo vệ kho dự trữ (mã số 19.224) được áp dụng hệ số lương công chức loại C, nhóm 1 (C1), từ hệ số lương 1,65 đến hệ số lương 3,63.
...
Theo quy định thì ngạch Nhân viên bảo vệ kho dự trữ (mã số 19.224) được áp dụng hệ số lương công chức loại C, nhóm 1 (C1), từ hệ số lương 1,65 đến hệ số lương 3,63.
Mức lương của công chức giữ ngạch Nhân viên bảo vệ kho dự trữ cụ thể thế nào?
Hiện nay, mức lương của công chức đang giữ ngạch Nhân viên bảo vệ kho dự trữ sẽ được tính dựa vào căn cứ tại Bảng 2 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP).
Với mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương được tính như sau:
Hệ số lương | Công chức loại C (Nhóm 1) | Mức lương từ ngày 01/7/2019 (Đơn vị tính: VND) |
Bậc 1 | 1,65 | 2.458.500 |
Bậc 2 | 1,83 | 2.726.700 |
Bậc 3 | 2,01 | 2.994.900 |
Bậc 4 | 2,19 | 3.263.100 |
Bậc 5 | 2,37 | 3.531.300 |
Bậc 6 | 2,55 | 3.799.500 |
Bậc 7 | 2,73 | 4.067.700 |
Bậc 8 | 2,91 | 4.335.900 |
Bậc 9 | 3,09 | 4.604.100 |
Bậc 10 | 3,27 | 4.872.300 |
Bậc 11 | 3,45 | 5.140.500 |
Bậc 12 | 3,63 | 5.408.700 |
Tuy nhiên, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:
Hệ số lương | Công chức loại C (Nhóm 1) | Mức lương từ ngày 01/7/2023 (Đơn vị tính: VND) |
Bậc 1 | 1,65 | 2.970.000 |
Bậc 2 | 1,83 | 3.294.000 |
Bậc 3 | 2,01 | 3.618.000 |
Bậc 4 | 2,19 | 3.942.000 |
Bậc 5 | 2,37 | 4.266.000 |
Bậc 6 | 2,55 | 4.590.000 |
Bậc 7 | 2,73 | 4.914.000 |
Bậc 8 | 2,91 | 5.238.000 |
Bậc 9 | 3,09 | 5.562.000 |
Bậc 10 | 3,27 | 5.886.000 |
Bậc 11 | 3,45 | 6.210.000 |
Bậc 12 | 3,63 | 6.534.000 |
Ngạch Nhân viên bảo vệ kho dự trữ được áp dụng hệ số lương công chức loại mấy? Mức lương cụ thể thế nào? (Hình từ Internet)
Nhân viên bảo vệ kho dự trữ được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như thế nào?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:
Các chế độ phụ cấp lương
1. Phụ cấp thâm niên vượt khung:
Áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng 4 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 , đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.
a) Mức phụ cấp như sau:
a1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3, các chức danh xếp lương theo bảng 7 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
a2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
...
Như vậy, theo quy định Nhân viên bảo vệ kho dự trữ (công chức loại C) nếu sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
Lưu ý:
+ Theo điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 76/2009/NĐ-CP) quy định trường hợp bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung so với thời gian quy định như sau:
Các chế độ phụ cấp lương
1. Phụ cấp thâm niên vượt khung:
Áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng 4 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 , đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.
...
b) Các đối tượng quy định tại điểm a (a1 và a2) khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức hoặc cách chức thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung so với thời gian quy định như sau:
- Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì bị kéo dài thêm 06 (sáu) tháng so với thời gian quy định;
- Trường hợp bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức thì bị kéo dài thêm 12 tháng (một năm) so với thời gian quy định.
+ Theo điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:
Các chế độ phụ cấp lương
1. Phụ cấp thâm niên vượt khung:
Áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng 4 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 , đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.
..
c) Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?