Thôi giữ chức vụ cán bộ cấp xã thì có được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã không? Bãi nhiệm cán bộ khi nào?
Thôi giữ chức vụ cán bộ cấp xã thì có được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã không?
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về tiếp nhận vào làm công chức cấp xã như sau:
Tiếp nhận vào làm công chức cấp xã
1. Đối tượng tiếp nhận:
a) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;
c) Người thôi giữ chức vụ cán bộ ở cấp xã (trừ hình thức kỷ luật bãi nhiệm);
d) Người đã từng là cán bộ, công chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã) sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận; hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận và Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi tiếp nhận vào làm công chức cấp xã được áp dụng quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Như vậy, người thôi giữ chức vụ cán bộ ở cấp xã (trừ hình thức kỷ luật bãi nhiệm) thuộc một trong các đối tượng tiếp nhận vào làm công chức cấp xã.
Thôi giữ chức vụ cán bộ cấp xã thì có được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã không? Bãi nhiệm cán bộ khi nào? (Hình từ Internet)
Các chức danh công chức cấp xã bao gồm gì? Mức phụ cấp công vụ của công chức cấp xã là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã như sau:
Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức danh sau đây:
a) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;
b) Văn phòng - thống kê;
c) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
d) Tài chính - kế toán;
đ) Tư pháp - hộ tịch;
e) Văn hóa - xã hội.
Như vậy, các chức danh công chức cấp xã gồm:
- Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;
- Văn phòng - thống kê;
- Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
- Tài chính - kế toán;
- Tư pháp - hộ tịch;
- Văn hóa - xã hội.
Mức phụ cấp công vụ của công chức cấp xã là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 34/2012/NĐ-CP quy định về mức hưởng phụ cấp công vụ như sau:
Mức phụ cấp công vụ
Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được áp dụng phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.
Như vậy, công chức cấp xã đáp ứng đủ điều kiện áp dụng phụ cấp công vụ (Điều 2 Nghị định 34/2012/NĐ-CP) thì được hưởng mức bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.
>>> Xem thêm: Các chức danh cán bộ, công chức cấp xã nào được hưởng phụ cấp công vụ mới nhất? Mức hưởng bao nhiêu?
Khi nào áp dụng hình thức kỷ luật bãi nhiệm đối với cán bộ theo quy định?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức kỷ luật đối với các cán bộ như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.
...
Trong đó, bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ. (căn cứ tại khoản 7 Điều 7 Luật Cán bộ công chức 2008).
Bên cạnh đó, tại Điều 14 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về áp dụng hình thức kỷ luật bãi nhiệm đối với cán bộ như sau:
Cán bộ có hành vi vi phạm theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan thì bị bãi nhiệm.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bãi nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tinh giản biên chế cán bộ chưa đạt trình độ đào tạo nhưng không có việc làm khác phù hợp có hưởng chính sách theo Nghị định 29?
- STT Giỗ Tổ Hùng Vương ý nghĩa? Status Đền Hùng ngắn? Giỗ Tổ Hùng Vương có phải hoạt động tín ngưỡng?
- Cung hoàng đạo ngày 2 tháng 4? Thuộc mệnh gì? Tính cách của Nam và Nữ sinh ngày 2 4? Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương ngày 2 4?
- Hướng dẫn tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025 mới nhất? Điểm mới tuyển sinh CAND năm 2025 ra sao?
- Sau sáp nhập tỉnh thành 2025 sẽ bầu cử lại chức danh lãnh đạo? Bảo lưu tiền lương CBCCVC sau sáp nhập tỉnh 2025?