Nếu điều dưỡng viên phát hiện sử dụng nhầm thuốc khi quản lý, bảo quản thuốc tại khoa lâm sàng thì xử lý như thế nào?

Điều dưỡng viên có trách nhiệm gì với người bệnh khi hướng dẫn sử dụng thuốc? Nếu điều dưỡng viên phát hiện sử dụng nhầm thuốc khi quản lý, bảo quản thuốc tại khoa lâm sàng thì xử lý như thế nào? Thắc mắc đến từ bạn L.K ở Bình Dương.

Điều dưỡng viên có trách nhiệm gì với người bệnh khi hướng dẫn sử dụng thuốc?

Điều dưỡng viên hướng dẫn sử dụng thuốc căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư 23/2011/TT-BYT quy định như sau:

Trách nhiệm trong việc chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc
1. Người chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho người bệnh (gọi chung là Thầy thuốc) bao gồm:
a) Bác sỹ;
b) Y sĩ tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là trạm y tế xã) và bệnh viện huyện, quận, thị xã, thành phố (gọi chung là bệnh viện huyện) chưa có bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho người bệnh;
c) Lương y, y sĩ y học cổ truyền tại các trạm y tế xã và bệnh viện huyện chịu trách nhiệm về chỉ định các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu cho người bệnh;
d) Hộ sinh viên tại các trạm y tế xã khi không có bác sĩ, y sĩ được chỉ định thuốc cấp cứu trong trường hợp đỡ đẻ.
2. Hướng dẫn sử dụng thuốc
a) Dược sĩ khoa Dược chịu trách nhiệm cập nhật thông tin về thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc cho Thầy thuốc, dược sĩ, điều dưỡng viên và người bệnh.
b) Thầy thuốc hướng dẫn người bệnh (hoặc người nhà người bệnh) cách dùng thuốc.
c) Điều dưỡng viên, Hộ sinh viên chịu trách nhiệm cho người bệnh dùng thuốc hoặc hướng dẫn người bệnh dùng thuốc để bảo đảm thuốc được dùng đúng cách, đúng thời gian, đủ liều theo y lệnh.
d) Người bệnh phải tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ thuốc hoặc tự ý dùng thuốc không đúng chỉ định của Thầy thuốc. Người bệnh hoặc người nhà người bệnh chịu trách nhiệm về mọi sự cố do tự ý dùng thuốc không đúng chỉ định của Thầy thuốc.

Theo đó, điều dưỡng viên chịu trách nhiệm cho người bệnh dùng thuốc hoặc hướng dẫn người bệnh dùng thuốc để bảo đảm thuốc được dùng đúng cách, đúng thời gian, đủ liều theo y lệnh.

Điều dưỡng viên

Điều dưỡng viên (Hình từ Internet)

Nếu điều dưỡng viên phát hiện sử dụng nhầm thuốc khi quản lý, bảo quản thuốc tại khoa lâm sàng thì xử lý như thế nào?

Xử lý khi điều dưỡng viên phát hiện sử dụng nhầm thuốc căn cứ theo khoản 4 Điều 7 Thông tư 23/2011/TT-BYT quy định cụ thể:

Quản lý, bảo quản thuốc tại khoa lâm sàng
1. Thuốc trong tủ trực thuốc cấp cứu phải theo đúng danh mục và cơ số đã được phê duyệt và được bảo quản theo đúng quy định và yêu cầu của nhà sản xuất.
2. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất và thuốc phóng xạ cần quản lý, bảo quản theo quy định hiện hành.
3. Điều dưỡng viên được phân công kiểm tra, đối chiếu tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng, chất lượng, dạng bào chế của thuốc trong phiếu lĩnh thuốc khi nhận thuốc từ khoa Dược và khi bàn giao thuốc cho điều dưỡng viên chăm sóc.
4. Điều dưỡng viên khi phát hiện sử dụng nhầm thuốc, mất thuốc, thuốc hỏng cần báo cáo ngay cho người quản lý cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lý kịp thời và đề nghị làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm.
5. Thuốc dư ra do thay đổi y lệnh, do người bệnh chuyển khoa, ra viện, chuyển viện hoặc tử vong (sau đây gọi chung là xuất viện) được tổng hợp (theo mẫu Phụ lục 4), có xác nhận của trưởng khoa lâm sàng hoặc người được trưởng khoa lâm sàng ủy quyền bằng văn bản và trả lại khoa Dược trong vòng 24 giờ. Đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc phóng xạ dư ra phải lập biên bản và trả thuốc theo quy định hiện hành.
6. Tổng hợp thuốc, hoá chất, vật tư y tế tiêu hao của từng người bệnh trước khi ra viện chuyển phòng Tài chính - Kế toán thanh toán viện phí.
7. Thực hiện bàn giao số lượng thực tế về thuốc và dụng cụ cho kíp trực sau và ghi Sổ bàn giao thuốc thường trực và Sổ bàn giao dụng cụ thường trực (theo mẫu Phụ lục 8, 9).
8. Nghiêm cấm việc cá nhân vay, mượn, đổi thuốc.

Theo đó, điều dưỡng viên khi phát hiện sử dụng nhầm thuốc cần báo cáo ngay cho người quản lý cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lý kịp thời và đề nghị làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm.

Điều dưỡng viên thực hiện tổng hợp thuốc tại khoa lâm sàng như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 23/2011/TT-BYT quy định về tổng hợp thuốc tại khoa lâm sàng như sau:

Tổng hợp thuốc tại khoa lâm sàng
1. Điều dưỡng viên tổng hợp thuốc, hóa chất từ bệnh án vào sổ tổng hợp thuốc hàng ngày (theo mẫu Phụ lục 10), sau đó tổng hợp thuốc dùng của cả khoa vào Phiếu lĩnh thuốc (theo mẫu Phụ lục 1), riêng Phiếu lĩnh hóa chất, Phiếu lĩnh vật tư y tế tiêu hao (theo mẫu Phụ lục 2, 3) tổng hợp hàng tuần.
2. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc phóng xạ phải có phiếu lĩnh thuốc riêng theo quy định hiện hành.
3. Phiếu lĩnh thuốc phải được Trưởng khoa hoặc thầy thuốc được Trưởng khoa ủy quyền bằng văn bản phê duyệt. Phiếu lĩnh thuốc vào ngày nghỉ và đối với các trường hợp đề nghị cấp thuốc đột xuất, bác sĩ, y sĩ trực được phép ký phiếu lĩnh thuốc.
4. Sổ tổng hợp và các phiếu lĩnh thuốc phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ nội dung, chính xác, không viết tắt, trường hợp sửa chữa phải ký xác nhận bên cạnh.

Theo đó, điều dưỡng viên tổng hợp thuốc, hóa chất từ bệnh án vào sổ tổng hợp thuốc hàng ngày theo mẫu Phụ lục 10, sau đó tổng hợp thuốc dùng của cả khoa vào Phiếu lĩnh thuốc theo mẫu Phụ lục 1.

Riêng Phiếu lĩnh hóa chất, Phiếu lĩnh vật tư y tế tiêu hao theo mẫu Phụ lục 2, 3 tổng hợp hàng tuần.

Điều dưỡng viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều dưỡng viên có thể xác nhận quá trình thực hành tại trạm y tế không?
Pháp luật
Nếu điều dưỡng viên phát hiện sử dụng nhầm thuốc khi quản lý, bảo quản thuốc tại khoa lâm sàng thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Điều dưỡng viên có trách nhiệm chỉ định dùng thuốc cho người bệnh không? Nếu điều dưỡng viên phát hiện thuốc hỏng thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Bộ Y tế hướng dẫn nâng cao chất lượng chăm sóc và tinh thần thái độ phục vụ người bệnh của các điều dưỡng như thế nào?
Pháp luật
Điều dưỡng viên thực hiện tổng hợp thuốc tại khoa lâm sàng như thế nào? Sổ tổng hợp thuốc có sửa chữa có phải ký xác nhận không?
Pháp luật
Cơ sở thực hành đào tạo điều dưỡng viên có thể phân tối đa bao nhiêu học viên thực hành tại một giường bệnh?
Pháp luật
Người giảng dạy thực hành điều dưỡng viên của cơ sở thực hành có thể giảng dạy một lúc tối đa bao nhiêu người?
Pháp luật
Hợp đồng đào tạo điều dưỡng viên với cơ sở thực hành phải được ký trước khi bắt đầu khóa đào tạo ít nhất mấy tháng?
Pháp luật
Chương trình đào tạo thực hành đối với điều dưỡng viên sẽ do cơ sở đào tạo hay cơ sở thực hành xây dựng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều dưỡng viên
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,032 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều dưỡng viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điều dưỡng viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào