Năm nay có tổ chức Lễ duyệt binh ở Hà Nội không? Lần gần nhất nước ta duyệt binh ở Hà Nội là năm nào?
Năm nay có tổ chức Lễ duyệt binh ở Hà Nội không? Lễ 2 9 Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh có duyệt binh không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức diễu binh, diễu hành, duyệt binh
Việc tổ chức diễu binh, diễu hành, duyệt binh trong lễ kỷ niệm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Theo đó, việc tổ chức Lễ duyệt binh sẽ phụ thuộc vào quyết định của cấp có thẩm quyền, mà không có quy định cụ thể là bao nhiêu năm thì sẽ duyệt binh.
Đồng thời, căn cứ tại Công văn 2620/VPCP - KGVX năm 2025 quy định rõ:
Để kịp thời triển khai tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025); theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 03 năm 2023 - 2025 (văn bản số 07-CV/BCĐTW ngày 18 tháng 3 năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương), Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính có ý kiến chỉ đạo như sau:
1. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan chuẩn bị tổ chức tốt Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các nhiệm vụ liên quan; khẩn trương xây dựng Đề án tổng thể các hoạt động kỷ niệm và Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm trình Ban Chỉ đạo Trung ương, báocáo Phó Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai thực hiện trước ngày 05 tháng 4 năm 2025; lập danh sách mời các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại biểu, khách mời trong nước, thiết kế mẫu giấy mời gửi Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thẩm định ong tháng 6 năm 2025.
....
Như vậy, Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025) có tổ chức Lễ diễu binh, diễu hành tại TP. Hà Nội, không tổ chức Lễ duyệt binh.
Năm nay có tổ chức Lễ duyệt binh ở Hà Nội không? Lần gần nhất nước ta duyệt binh ở Hà Nội là năm nào? (Hình từ Internet)
Lần gần nhất nước ta tổ chức Lễ duyệt binh ở Hà Nội là năm nào? Lễ 2 9 năm nay NLĐ được nghỉ bao nhiêu ngày?
Những Lễ duyệt binh Việt Nam từng tổ chức bao gồm:
- Ngày 01/1/1955: Lễ duyệt binh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội nhằm ra mắt đồng bào và báo chí quốc tế sau thắng lợi vẻ vang của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Ngày 1/5/1973: tổ chức tại quảng trường Ba Đình, Quân đội nhằm chào mừng thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chấm dứt sự chiếm đóng của các đội quân xâm lược nước ngoài sau khi Hiệp định Paris đã được ký kết.
- Ngày 15/5/1975: Buổi lễ được tổ chức tại Sài Gòn sau chiến thắng lịch sử 30/4/1975 giải phóng Miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, với sự tham gia của hàng nghìn bộ đội, dân quân du kích cùng toàn thể nhân dân.
- Ngày 2/9/1975: Nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám thành công và 30 năm thành lập nước và mừng đất nước thống nhất, đất nước ta đã tổ chức Lễ duyệt binh tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội cùng các khí tài, phương tiện quân sự với hàng chục nghìn người tham gia.
- Ngày 2/9/1985: Đây là buổi lễ có quy mô lớn nhất trong lịch sử đất nước, được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Như vậy, đến hiện tại lần gần nhất diễn ra Lễ duyệt binh tại Hà Nội là vào 02/9/1985.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Lễ 2 9 năm nay, người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, Quốc khánh 2 9 là ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Theo quy định, Quốc khánh 2 9 2025, người lao động được nghỉ 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau) theo quy định Bộ luật Lao động 2019
Ngoài ra, theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 thì lịch nghỉ lễ Quốc khánh (2/9) năm 2025 như sau:
Công chức, viên chức được nghỉ dịp lễ Quốc khánh năm 2025 từ thứ Bảy ngày 30/8/2025 đến hết thứ Ba ngày 02/9/2025 Dương lịch. Đợt nghỉ này bao gồm 02 ngày nghỉ lễ Quốc khánh và 02 ngày nghỉ hằng tuần.
Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp, theo đúng quy định của pháp luật.
Khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ lễ Quốc khánh năm 2025 cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức.
Dó đó, nếu người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ lễ Quốc khánh năm 2025 giống với công chức, viên chức thì lễ Quốc Khánh 2 9 2025 người lao động được nghỉ 04 ngày từ thứ Bảy ngày 30/8/2025 đến hết thứ Ba ngày 02/9/2025 Dương lịch.
Muốn xin nghỉ thêm sau lễ 2 9 có được không?
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ phép năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, như sau:
Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, người lao động có thể sử dụng ngày phép năm của mình để xin nghỉ thêm sau lễ 2 9 năm 2025.
Tuy nhiên, để có thể thuận lợi xin nghỉ gộp nhiều ngày phép năm sau lễ 2 9 thì người lao động cần phải thỏa thuận và được sự đồng ý từ doanh nghiệp.
Thực tế, quy định về lịch nghỉ phép năm của mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau, tại một số doanh nghiệp có nội quy không được nghỉ phép liền kề sau lễ, tết thì người lao động cần tuân thủ nội quy. Do đó, cần xem xét lại nội quy của doanh nghiệp về nghỉ phép năm.
Nếu được duyệt cho nghỉ phép năm thì người lao động vẫn được hưởng nguyên lương những ngày này.
Mặt khác, người lao động cũng có thể thỏa thuận với doanh nghiệp về việc nghỉ thêm không lương sau lễ 2 9 năm 2025 theo như quy định trên.
Xem và tải Mẫu đơn xin nghỉ phép cho người lao động mới nhất
Đơn xin nghỉ phép Tải về
Đơn xin nghỉ phép không lương Tải về










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Vụ Khoa học kỹ thuật và công nghệ trực thuộc cơ quan nào? Nhiệm vụ của công chức Vụ Khoa học kỹ thuật và công nghệ do ai quyết định?
- Nguyên tắc hoạt động của Bộ phận một cửa Cơ quan Bộ Xây dựng? Địa điểm làm việc của Bộ phận Một cửa Cơ quan Bộ Xây dựng ở đâu?
- Cục Công nghiệp công nghệ thông tin trực thuộc cơ quan nào? Cục Công nghiệp công nghệ thông tin có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Bộ Xây dựng: 11 Nhiệm vụ quản lý nhà nước về nhà ở sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước? Bộ Xây dựng quản lý nhà nước về các lĩnh vực gì?
- Cục Người có công hiện nay trực thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 14 nhiệm vụ và quyền hạn sau khi sáp nhập Bộ?