Muốn mở đại lý phân bón thì có cần đăng ký kinh doanh không? Điều kiện để mở đại lý phân bón là gì?
Muốn mở đại lý phân bón thì có cần đăng ký kinh doanh không?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về các hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh như sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
...
Theo đó, việc mở đại lý phân bón không thuộc trường hợp không phải đăng ký kinh doanh nêu trên.
Do đó, tổ chức/cá nhân muốn mở đại lý phân bón thì cần đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp theo quy định.
Đại lý phân bón (Hình từ Internet)
Điều kiện để mở đại lý phân bón là gì?
Để mở đại lý phân bón và buôn bán phân bón thì tổ chức, cá nhân phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 42 Luật Trồng trọt 2018 như sau:
Điều kiện buôn bán phân bón
1. Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; trường hợp buôn bán phân bón do mình sản xuất thì không phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm:
a) Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng;
b) Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định;
c) Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Theo quy định trên, để mở đại lý và buôn bán phân bón thì tổ chức, cá nhân phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón. Trường hợp buôn bán phân bón do mình sản xuất thì không phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Và để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thì phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng.
- Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định.
- Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
Đại lý phân bón có những quyền và nghĩa vụ nào?
Theo khoản 1 Điều 51 Luật Trồng trọt 2018, đại lý phân bón có những quyền sau:
- Buôn bán phân bón được công nhận lưu hành tại Việt Nam.
- Được cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng, bồi dưỡng chuyên môn phân bón.
Đồng thời theo khoản 2 Điều 51 Luật Trồng trọt 2018, đại lý phân bón có những nghĩa vụ sau:
- Duy trì đầy đủ các điều kiện buôn bán phân bón quy định tại Điều 42 của Luật này trong quá trình buôn bán phân bón.
- Bảo quản phân bón ở nơi khô ráo, không để lẫn với các loại hàng hóa khác làm ảnh hưởng đến chất lượng phân bón.
- Kiểm tra nguồn gốc phân bón, nhãn phân bón, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu liên quan đến chất lượng phân bón.
- Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cung cấp chứng từ hợp pháp để truy xuất nguồn gốc phân bón;
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn sử dụng phân bón theo đúng nội dung ghi trên nhãn phân bón.
- Chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, lao động, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?