Mùng 8 2 âm lịch là ngày gì của Phật Thích Ca? Đức Phật xuất gia năm bao nhiêu tuổi? Mùng 8 2 âm đi chùa thắp hương lễ Phật cần lưu ý điều gì?

Mùng 8 2 âm lịch là ngày gì của Phật Thích Ca? Đức Phật xuất gia năm bao nhiều tuổi? Mùng 8 2 âm lịch đi chùa thắp hương lễ Phật cần lưu ý điều gì? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được quy định thế nào?

Mùng 8 2 âm lịch là ngày gì của Phật Thích Ca? Đức Phật xuất gia năm bao nhiêu tuổi?

Ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất gia.

Theo kinh điển Phật giáo, vào ngày này, Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha Gautama) đã rời bỏ hoàng cung, từ bỏ cuộc sống vương giả để tìm con đường giác ngộ, giải thoát cho chúng sinh. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất gia vào năm 29 tuổi.

Đây là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời Đức Phật, đánh dấu bước ngoặt lớn để sau này Ngài trở thành bậc giác ngộ, khai sáng đạo Phật. Ngày này thường được các Phật tử tổ chức lễ tưởng niệm với tâm niệm noi theo hạnh nguyện của Đức Phật, sống đời thanh tịnh, hướng đến trí tuệ và từ bi.

*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Mùng 8 2 âm lịch là ngày gì của Phật Thích Ca? Đức Phật xuất gia năm bao nhiêu tuổi?  Mùng 8 2 âm đi chùa thắp hương lễ Phật cần lưu ý điều gì?

Mùng 8 2 âm lịch là ngày gì của Phật Thích Ca? Đức Phật xuất gia năm bao nhiêu tuổi? Mùng 8 2 âm lịch đi chùa thắp hương lễ Phật cần lưu ý điều gì? (Hình từ Internet)

Mùng 8 2 âm lịch đi chùa thắp hương lễ Phật cần lưu ý điều gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì mùng 8 2 âm lịch đi chùa thắp hương lễ Phật, tổ chức, cá nhân cần lưu ý không được thực hiện những hành vi như sau:

(1) Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

(2) Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

(4) Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

- Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

- Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

- Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

- Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

(5) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được quy định thế nào?

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được nhà nước quy định tại Điều 24 Hiến pháp 2013, cụ thể như sau:

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân Việt Nam:

Quyền tự do này đã được quy định chi tiết tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam:

Căn cứ tại Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:

- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:

+ Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;

+ Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;

+ Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;

+ Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;

+ Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.

Tín ngưỡng tôn giáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lễ Truyền tin 2025? Lễ Truyền tin có phải lễ trọng không? Bài đọc Lễ Truyền tin? Lễ Truyền tin có phải lễ lớn không?
Pháp luật
Văn khấn ngày 30 cuối tháng? Văn khấn gia tiên ngày 30 hàng tháng? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định thế nào?
Pháp luật
Bài khấn phóng sinh đơn giản mùng 1 và ngày rằm hàng tháng? Văn khấn phóng sinh cá, chim? Ai có quyền thực hiện lễ phóng sinh?
Pháp luật
Ngày 19 2 âm lịch có gì đặc biệt? Các ngày vía mẹ quan âm? Ngày 19 2 âm lịch thắp hương cúng ngày vía mẹ quan âm cần lưu ý gì?
Pháp luật
Đình, đền, miếu là cơ sở tín ngưỡng hay cơ sở tôn giáo? Hoạt động tín ngưỡng tại đình, đền, miếu có phải đăng ký?
Pháp luật
Đức Phật nhập Niết bàn ở đâu? Ngày Phật nhập Niết bàn là ngày nào? Có phải ngày lễ lớn? Văn khấn ngày Đức Phật nhập Niết bàn tại chùa?
Pháp luật
Rằm tháng 2 cúng gì? Mâm cỗ cúng 15 2 âm lịch Ất Tỵ? Rằm tháng 2 Ất Tỵ là thứ mấy, ngày mấy dương? Hoạt động thờ cúng trong ngày Rằm tháng 2 cần tuân thủ những gì?
Pháp luật
Rằm tháng 2 âm lịch là ngày mấy dương lịch năm 2025? Ý nghĩa của lễ cúng Rằm tháng 2 âm lịch 2025? Văn khấn Rằm tháng 2 năm Ất Tỵ 2025 đầy đủ?
Pháp luật
3 Mẫu Văn cúng Phật tại nhà rằm tháng 2 âm lịch ngày Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn cầu bình an? Rằm tháng 2 là ngày lễ lớn?
Pháp luật
Lời chúc mừng lễ bổn mạng hay, ý nghĩa? Tổng hợp những lời chúc mừng bổn mạng hay nhất? Lễ bổn mạng có phải lễ lớn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tín ngưỡng tôn giáo
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
169 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tín ngưỡng tôn giáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tín ngưỡng tôn giáo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào