Văn khấn ngày 30 cuối tháng? Văn khấn gia tiên ngày 30 hàng tháng? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định thế nào?

Văn khấn ngày 30 cuối tháng? Văn khấn gia tiên ngày 30 hàng tháng? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định thế nào? Mâm cúng ngày 30 cuối tháng? Thực hiện hoạt động thờ cúng ngày 30 cuối tháng cần tuân thủ những nguyên tắc gì?

Văn khấn ngày 30 cuối tháng? Văn khấn gia tiên ngày 30 hàng tháng?

Văn khấn ngày 30 cuối tháng?

Ngày 30 cuối tháng, nhiều gia đình thường dâng hương để cảm tạ thần linh, gia tiên, cầu mong bình an, xua tan điều xui rủi của tháng cũ và đón nhận may mắn trong tháng mới. Dưới đây là bài văn khấn ngày 30 cuối tháng đơn giản và đầy đủ:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, chắp tay niệm)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy ngài Bản gia Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Công, Thổ Địa, Định Phúc Táo Quân.

Con kính lạy chư vị Gia tiên tiền tổ nội ngoại họ... (họ nhà mình).

Hôm nay là ngày 30 tháng... năm...

Tín chủ con là: (Họ và tên)

Ngụ tại: (Địa chỉ nhà)

Nhân ngày cuối tháng, tín chủ con thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật, dâng lên trước án, cúi xin chư vị Tôn Thần, Gia tiên tiền tổ giáng lâm chứng giám.

Cúi mong các ngài từ bi phù hộ độ trì cho gia đình chúng con:

Tháng cũ mọi điều xui xẻo, phiền muộn được tiêu tan.

Tháng mới đón nhận tài lộc, bình an, công việc hanh thông, sức khỏe dồi dào, mọi sự tốt lành, vạn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chư vị Tôn Thần, Gia tiên chứng giám, độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Văn khấn gia tiên ngày 30 hàng tháng?

Ngày 30 cuối tháng, nhiều gia đình Việt thường thực hiện lễ cúng gia tiên để tỏ lòng thành kính, cảm tạ tổ tiên và cầu mong một tháng mới bình an, thuận lợi. Dưới đây là bài văn khấn gia tiên ngày 30 hàng tháng:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy ngài Bản gia Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Công, Thổ Địa, Định Phúc Táo Quân.

Con kính lạy chư vị Gia tiên tiền tổ nội ngoại họ... (họ nhà mình).

Hôm nay là ngày 30 tháng... năm...

Tín chủ con là: (Họ và tên)

Ngụ tại: (Địa chỉ nhà)

Nhân ngày cuối tháng, tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ vật, hương đăng, trà quả, dâng lên trước án, kính mời chư vị Gia tiên nội ngoại, Bản gia Thổ Công, Thần Linh cùng các vị Tôn Thần lai lâm chứng giám.

Cúi xin các ngài thương xót phù trì, độ cho gia đình chúng con tháng cũ mọi điều xui rủi tiêu tan, tháng mới đắc tài, đắc lộc, bình an, mạnh khỏe, công việc hanh thông, vạn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chư vị Tôn Thần và Gia tiên chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Văn khấn ngày 30 cuối tháng? Văn khấn gia tiên ngày 30 hàng tháng? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định thế nào?

Văn khấn ngày 30 cuối tháng? Văn khấn gia tiên ngày 30 hàng tháng? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Mâm cúng ngày 30 cuối tháng? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định thế nào?

Ngày 30 cuối tháng, nhiều gia đình thường làm lễ cúng để tạ ơn Thần Linh, Gia Tiên và cầu mong may mắn, bình an cho tháng mới. Dưới đây là các lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng ngày 30 cuối tháng.

(1) Mâm cúng Thần Linh (Thổ Công, Táo Quân, Thần Tài)

Mâm cúng thần linh thường đặt trên bàn thờ chính hoặc bàn thờ Thần Tài (nếu có). Lễ vật bao gồm:

- Hoa tươi (hoa cúc, hoa lay ơn hoặc hoa đồng tiền)

- Hương (nhang), nến

- Trầu cau

- Chè, xôi, bánh kẹo

- Trái cây tươi (mâm ngũ quả: chuối, bưởi, thanh long, mãng cầu, quýt...)

- Chén rượu, nước sạch, trà

- Tiền vàng mã (tùy theo phong tục từng gia đình)

- Gạo, muối

- Mâm cơm mặn hoặc chay (nếu có)

Mâm cơm mặn có thể gồm:

Gà luộc hoặc thịt lợn luộc

Canh (canh rau củ, canh bóng...)

Chả giò, nem rán hoặc giò chả

Rau xào hoặc luộc

Cơm trắng

Dưa muối, củ kiệu, bát nước chấm

Mâm cúng chay (nếu gia đình ăn chay hoặc muốn cúng đơn giản):

Xôi chè

Canh rau củ

Đậu hũ

Cơm trắng

Hoa quả, bánh kẹo

(2) Mâm cúng Gia Tiên

Mâm cúng gia tiên có thể giống mâm cúng Thần Linh nhưng thường tập trung vào những món ăn truyền thống của gia đình. Những lễ vật cần có:

- Bát hương, đèn/nến, hương

- Trà, rượu, nước sạch

- Hoa quả tươi (mâm ngũ quả hoặc trái cây theo mùa)

- Mâm cơm mặn hoặc chay (giống như mâm cúng Thần Linh)

- Bánh kẹo, trầu cau, tiền vàng mã (nếu có)

*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cụ thể như sau:

(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

(6) Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản (5).

Thực hiện hoạt động thờ cúng ngày 30 cuối tháng cần tuân thủ những nguyên tắc gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì các hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng vào ngày 30 cuối tháng được xem là hoạt động tín ngưỡng.

Khi thực hiện hoạt động thờ cúng ngày 30 cuối tháng tổ chức, cá nhân cần tuân thủ những nguyên tắc gì thì căn cứ quy định tại Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cụ thể như sau:

Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng
1. Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Theo đó, khi thực hiện các hoạt động thờ cúng vào ngày 30 cuối tháng, tổ chức, cá nhân cần tuân thủ nguyên tắc sau đây:

- Phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, khi thực hiện hoạt động tín ngưỡng, tổ chức, cá nhân còn có nghĩa vụ phải tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đối với chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.

(Điều 9 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016).

Tín ngưỡng tôn giáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lễ Truyền tin 2025? Lễ Truyền tin có phải lễ trọng không? Bài đọc Lễ Truyền tin? Lễ Truyền tin có phải lễ lớn không?
Pháp luật
Văn khấn ngày 30 cuối tháng? Văn khấn gia tiên ngày 30 hàng tháng? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định thế nào?
Pháp luật
Bài khấn phóng sinh đơn giản mùng 1 và ngày rằm hàng tháng? Văn khấn phóng sinh cá, chim? Ai có quyền thực hiện lễ phóng sinh?
Pháp luật
Ngày 19 2 âm lịch có gì đặc biệt? Các ngày vía mẹ quan âm? Ngày 19 2 âm lịch thắp hương cúng ngày vía mẹ quan âm cần lưu ý gì?
Pháp luật
Đình, đền, miếu là cơ sở tín ngưỡng hay cơ sở tôn giáo? Hoạt động tín ngưỡng tại đình, đền, miếu có phải đăng ký?
Pháp luật
Đức Phật nhập Niết bàn ở đâu? Ngày Phật nhập Niết bàn là ngày nào? Có phải ngày lễ lớn? Văn khấn ngày Đức Phật nhập Niết bàn tại chùa?
Pháp luật
Rằm tháng 2 cúng gì? Mâm cỗ cúng 15 2 âm lịch Ất Tỵ? Rằm tháng 2 Ất Tỵ là thứ mấy, ngày mấy dương? Hoạt động thờ cúng trong ngày Rằm tháng 2 cần tuân thủ những gì?
Pháp luật
Rằm tháng 2 âm lịch là ngày mấy dương lịch năm 2025? Ý nghĩa của lễ cúng Rằm tháng 2 âm lịch 2025? Văn khấn Rằm tháng 2 năm Ất Tỵ 2025 đầy đủ?
Pháp luật
3 Mẫu Văn cúng Phật tại nhà rằm tháng 2 âm lịch ngày Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn cầu bình an? Rằm tháng 2 là ngày lễ lớn?
Pháp luật
Lời chúc mừng lễ bổn mạng hay, ý nghĩa? Tổng hợp những lời chúc mừng bổn mạng hay nhất? Lễ bổn mạng có phải lễ lớn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tín ngưỡng tôn giáo
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
40 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tín ngưỡng tôn giáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tín ngưỡng tôn giáo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào