Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học cơ sở để làm gì? Giáo dục này được thực hiện lồng ghép thông qua môn học nào?
- Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học cơ sở để làm gì?
- Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học cơ sở được thực hiện lồng ghép thông qua môn học nào?
- Giáo viên cấp trung học cơ sở có trách nhiệm gì trong việc thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh?
Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học cơ sở để làm gì?
Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2017/TT-BGDĐT như sau:
Mục tiêu, yêu cầu
1. Xây dựng, phát triển tư duy, bồi dưỡng phát triển kỹ năng sống, nhân cách con người Việt Nam, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và tự tôn đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
2. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, được tiến hành lồng ghép thông qua nội dung các bài học đã có trong chương trình, sách giáo khoa và thông qua các hoạt động ngoại khóa: tham quan di tích lịch sử, bảo tàng, nhà truyền thống, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức trại hè, đọc sách, nghe, thi kể chuyện truyền thống, các hội thi tìm hiểu về quốc phòng và an ninh.
Như vậy, theo quy định trên thì Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học cơ sở là để xây dựng, phát triển tư duy, bồi dưỡng phát triển kỹ năng sống, nhân cách con người Việt Nam, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và tự tôn đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học cơ sở để làm gì? (Hình từ Internet)
Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học cơ sở được thực hiện lồng ghép thông qua môn học nào?
Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học cơ sở được thực hiện lồng ghép thông qua môn học được quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2017/TT-BGDĐT như sau:
Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học cơ sở
Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học cơ sở được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các môn học: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Âm nhạc và Mĩ thuật; tập trung vào tinh thần đoàn kết, yêu nước của các thế hệ người Việt Nam trong dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ cách mạng; bước đầu hiểu biết về phòng chống cháy nổ, an toàn cá nhân; pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền lợi, trách nhiệm của công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
…
Như vậy, theo quy định trên thì giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học cơ sở được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung của các môn học sau: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Âm nhạc và Mĩ thuật.
Tập trung vào tinh thần đoàn kết, yêu nước của các thế hệ người Việt Nam trong dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ cách mạng; bước đầu hiểu biết về phòng chống cháy nổ, an toàn cá nhân; Pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền lợi, trách nhiệm của công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Giáo viên cấp trung học cơ sở có trách nhiệm gì trong việc thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh?
Giáo viên cấp trung học cơ sở có trách nhiệm gì trong việc thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 01/2017/TT-BGDĐT như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Trên cơ sở mục tiêu và nội dung bài học, giáo viên cấp tiểu học lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh một cách truyền cảm, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, tự nhiên, hợp lý, phù hợp với đặc điểm và trình độ học sinh; tránh tản mạn, ảnh hưởng đến nội dung bài học; trong từng bài giảng, chú trọng kết hợp các hình ảnh minh họa; tổ chức cho học sinh tham quan bảo tàng, nhà truyền thống, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, nghĩa trang liệt sỹ, khu di tích lịch sử cách mạng, nghe nhân chứng lịch sử kể chuyện và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, chơi các trò chơi dân gian.
2. Trên cơ sở mục tiêu và nội dung bài học, kinh nghiệm thực tế, giáo viên cấp trung học cơ sở lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh vào bài giảng, tập trung vào các kiến thức nâng cao kỹ năng sống thông qua hình ảnh lịch sử, các hiện vật mang tính giáo dục, tham quan bảo tàng, nhà truyền thống, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức hội thi, hội thao tìm hiểu kiến thức quốc phòng và an ninh. Phương pháp giảng dạy truyền cảm, ngắn gọn, xúc tích phát huy được tính sáng tạo và kỹ năng sống của học sinh.
Theo đó, đối với việc lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh thì Giáo viên cấp trung học cơ sở có các trách nhiệm sau:
- Lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh vào bài giảng, tập trung vào các kiến thức nâng cao kỹ năng sống thông qua hình ảnh lịch sử, các hiện vật mang tính giáo dục, tham quan bảo tàng, nhà truyền thống, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức hội thi, hội thao tìm hiểu kiến thức quốc phòng và an ninh.
- Phương pháp giảng dạy truyền cảm, ngắn gọn, xúc tích phát huy được tính sáng tạo và kỹ năng sống của học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?