Thuế chống bán phá giá là thuế gì? Ví dụ về thuế chống bán phá giá? Được áp dụng thuế chống bán phá giá khi nào?
Thuế chống bán phá giá là thuế gì?
Căn cứ quy định Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
.....
4. Phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
6. Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Như vậy, thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Ví dụ về thuế chống bán phá giá? Ví dụ 1: Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên thép Trung Quốc Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên đến hơn 500% đối với một số công ty thép Trung Quốc, nhằm bảo vệ các nhà sản xuất thép Mỹ khỏi sự cạnh tranh không công bằng. Ví dụ 2: Liên minh châu Âu (EU) áp thuế chống bán phá giá lên xe đạp điện Trung Quốc Vào năm 2019, EU quyết định áp mức thuế chống bán phá giá từ 18,8% đến 79,3% tùy vào từng nhà sản xuất Trung Quốc. Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo |
Được áp dụng thuế chống bán phá giá khi nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ quy định Điều 12 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Thuế chống bán phá giá
1. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:
a) Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
b) Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá:
a) Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
b) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;
c) Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;
d) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.
3. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn.
Như vậy, được áp dụng thuế chống bán phá giá khi đáp ứng được những điều kiện sau:
- Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
- Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Thuế chống bán phá giá là thuế gì? Ví dụ về thuế chống bán phá giá? Được áp dụng thuế chống bán phá giá khi nào? (hình từ internet)
Căn cứ kê khai và nộp thuế chống bán phá giá là gì?
Căn cứ quy định Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ
1. Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về chống bán phá giá, pháp luật về chống trợ cấp, pháp luật về tự vệ.
2. Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
3. Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
4. Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
5. Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.
Như vậy, căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu lấy ý kiến giới thiệu nhân sự cấp ủy mới nhất? Tải mẫu phiếu lấy ý kiến giới thiệu nhân sự cấp ủy?
- Mẫu bìa bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc 2025? Tải về mẫu bìa dự thi Đại sứ Văn hóa đọc ở đâu?
- Ngày Quốc tế Lao động còn được gọi là ngày gì? Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động?
- Bô Y tế yêu cầu rà soát hoạt động bán sữa tại bệnh viện phải hoàn thành trước ngày 24/4/2025?
- Xem lịch âm hôm nay ngày 23 tháng 4 năm 2025? Âm lịch hôm nay ngày 23 04 - Lịch Vạn niên 2025? Ngày 23 04 2025 có tốt không?