Ví dụ về thuế đối ứng? Ý nghĩa của việc áp dụng thuế đối ứng là gì? Có mấy biện pháp phòng vệ thương mại?
Thuế đối ứng có thể áp dụng lên hàng hóa nào? Ví dụ về thuế đối ứng?
Thuế đối ứng (tiếng Anh: Retaliatory Tariff) là một loại thuế nhập khẩu mà một quốc gia áp dụng lên hàng hóa của quốc gia khác nhằm đáp trả các biện pháp thương mại bất lợi từ quốc gia đó, chẳng hạn như việc áp thuế cao, trợ cấp không công bằng hoặc các rào cản thương mại khác.
Thuế đối ứng có thể áp dụng lên hàng hóa nào?
Thuế đối ứng được áp dụng khi một quốc gia cảm thấy bị thiệt hại do chính sách thuế quan hoặc thương mại của quốc gia khác. Thuế này thường được sử dụng trong các tranh chấp thương mại để gây áp lực lên đối phương.
Thuế đối ứng có thể áp dụng lên nhiều loại hàng hóa khác nhau. Một quốc gia có thể đánh thuế đối ứng lên các sản phẩm có giá trị kinh tế hoặc chính trị cao đối với quốc gia bị nhắm đến (ví dụ: nông sản, thép, ô tô, công nghệ,...).
Ví dụ:
(1) Một trong những ví dụ điển hình nhất về thuế quan đối ứng là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc từ năm 2018.
- Mỹ áp đặt mức thuế 25% lên 50 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm máy móc, thiết bị công nghệ và linh kiện điện tử.
- Trung Quốc đáp trả bằng cách áp thuế từ 5% đến 25% lên 50 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm đậu nành, ô tô, và các sản phẩm nông nghiệp khác.
(2) EU và Mỹ (2018):
- Mỹ áp thuế nhập khẩu nhôm và thép từ EU.
- EU đáp trả bằng thuế quan lên xe máy Harley-Davidson, rượu bourbon và nhiều hàng hóa khác của Mỹ.
(3) Ấn Độ và Mỹ (2019):
- Mỹ tăng thuế đối với thép và nhôm từ Ấn Độ.
- Ấn Độ áp thuế quan đối với táo, hạnh nhân và các sản phẩm khác từ Mỹ.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Ví dụ về thuế đối ứng? Ý nghĩa của việc áp dụng thuế đối ứng là gì? Có mấy biện pháp phòng vệ thương mại? (Hình từ Internet)
Ý nghĩa của việc áp dụng thuế đối ứng là gì? Có mấy biện pháp phòng vệ thương mại?
Thuế đối ứng giúp các quốc gia bảo vệ nền kinh tế trước chính sách thương mại bất lợi từ đối tác, cụ thể:
- Bảo vệ doanh nghiệp trong nước: Hạn chế tác động từ thuế quan bất lợi, giúp ngành sản xuất nội địa cạnh tranh công bằng.
- Tạo áp lực thay đổi chính sách thương mại: Buộc đối tác thương mại điều chỉnh chính sách không công bằng.
- Cân bằng cán cân thương mại: Giảm phụ thuộc vào hàng nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất nội địa.
- Đáp trả hành vi thương mại không công bằng: Ngăn chặn trợ cấp bất hợp pháp hoặc bán phá giá.
- Tạo lợi thế trong đàm phán thương mại: Giúp quốc gia có vị thế mạnh hơn trong thương lượng.
- Bảo vệ hình ảnh quốc gia: Nhận được sự ủng hộ từ người dân và doanh nghiệp nội địa.
Hạn chế: Gây tăng giá hàng hóa, ảnh hưởng đến quan hệ thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Có mấy biện pháp phòng vệ thương mại?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 67 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về các biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm:
- Biện pháp chống bán phá giá
- Biện pháp chống trợ cấp
- Biện pháp tự vệ
Các biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.
Nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại là gì?
Căn cứ tại Điều 68 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại gồm:
- Áp dụng trong phạm vi, mức độ cần thiết, hợp lý, có thời hạn nhằm bảo vệ, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
- Chỉ được áp dụng sau khi đã tiến hành điều tra minh bạch, công bằng, phù hợp với quy định của pháp luật và phải dựa trên các kết luận điều tra.
- Công bố công khai các quyết định về việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
- Không thu khoản chênh lệch về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức cao hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.
- Hoàn lại khoản chênh lệnh về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.
- Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức thì thuế phòng vệ thương mại tạm thời đã thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế phòng vệ thương mại tạm thời phải được hoàn lại.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo Quyết định 884 mới nhất?
- Dự án thí điểm xây dựng nhà ở thương mại có được nhận chuyển quyền sử dụng đất để thực hiện dự án không?
- Cha, mẹ sát hại con cái để được hưởng bảo hiểm thì bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?
- Quyết định 884/QÐ-HÐTÐKT 2025 ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch?
- Cách kéo dài Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương đúng quy định pháp luật? Lễ Giỗ Tỗ Hùng Vương nghỉ mấy ngày?