Mức thu lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện như thế nào và trường hợp nào được miễn lệ phí cấp giấy phép?
Cơ quan nào thu lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 265/2016/TT-BTC về tổ chức thu phí, lệ phí như sau:
Tổ chức thu phí, lệ phí
Cục Tần số vô tuyến điện (trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) là tổ chức thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này.
Theo đó, Cục Tần số vô tuyến điện (trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) là tổ chức thu lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định tại Thông tư 265/2016/TT-BTC.
Mức thu lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện như thế nào và trường hợp nào được miễn lệ phí cấp giấy phép? (Hình từ Internet)
Mức thu lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 265/2016/TT-BTC về mức thu phí, lệ phí như sau:
Mức thu phí, lệ phí
1. Ban hành kèm theo Thông tư này Biểu mức thu lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện và phí sử dụng tần số vô tuyến điện.
2. Lệ phí cấp giấy phép được tính cho từng giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
a) Lệ phí gia hạn, cấp lại giấy phép: mức thu bằng 20% mức lệ phí cấp giấy phép.
b) Lệ phí sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép: mức thu bằng mức lệ phí cấp giấy phép. Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép không phải ấn định lại tần số hoặc phải ấn định lại tần số theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành: mức thu bằng 20% mức lệ phí cấp giấy phép
Theo đó, lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được tính cho từng giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
- Lệ phí gia hạn, cấp lại giấy phép: mức thu bằng 20% mức lệ phí cấp giấy phép.
- Lệ phí sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép: mức thu bằng mức lệ phí cấp giấy phép. Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép không phải ấn định lại tần số hoặc phải ấn định lại tần số theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành: mức thu bằng 20% mức lệ phí cấp giấy phép.
Biểu mức thu lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được ban hành kèm theo Thông tư 265/2016/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 11/2022/TT-BTC), cụ thể như sau:
Lưu ý: Lệ phí cấp giấy phép được tính cho từng giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện. Đối với trường hợp cấp phép theo mạng, theo hệ thống hoặc theo đài, lệ phí cấp giấy phép được tính theo máy phát có công suất lớn nhất trong mạng, trong hệ thống hoặc đài.
Trường hợp nào được miễn lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 265/2016/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2022/TT-BTC) như sau:
Trường hợp miễn thu phí, lệ phí
1. Người nộp lệ phí được miễn lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện trong các trường hợp sau:
a) Đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá.
b) Thiết bị đầu cuối vệ tinh phục vụ mục đích giám sát hành trình tàu cá.
2. Người nộp phí được miễn phí sử dụng tần số vô tuyến điện trong các trường hợp sau:
a) Đài vô tuyến điện của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam, đoàn đại biểu cấp cao nước ngoài đến thăm Việt Nam thuộc diện ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
b) Đài vô tuyến điện chỉ phục vụ trực tiếp an ninh, quốc phòng sử dụng tần số cho mục đích an ninh, quốc phòng theo quy định tại Điều 45 Luật Tần số vô tuyến điện.
c) Đài vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ phòng chống thiên tai, lụt bão sử dụng các tần số cho mạng thông tin phòng chống thiên tai, lụt bão.
d) Đài vô tuyến điện sử dụng tần số cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu nạn theo quy định.
d) Đài vô tuyến điện phục vụ trực tiếp việc tìm kiếm, cứu nạn thuộc Hệ thống tổ chức tìm kiếm, cứu nạn của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương.
e) Đài vô tuyến điện của các tổ chức từ thiện phục vụ hoạt động nhân đạo.
g) Đài vô tuyến điện thuộc mạng điện báo hệ đặc biệt phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.
h) Đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá; thiết bị đầu cuối vệ tinh phục vụ mục đích giám sát hành trình tàu cá; thiết bị vô tuyến điện hoạt động trên các băng tần quy hoạch cho phương tiện nghề cá đặt trên tàu.
i) Đài truyền thanh không dây cấp xã.
k) Máy phát thanh, phát hình phát sóng chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu, phát với công suất từ 100w trở xuống trên địa bàn các huyện nghèo, huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao theo quy định của Nhà nước.
l) Máy phát dự phòng có cùng tần số phát, cùng vị trí ăng ten và công suất phát ERP nhỏ hơn hoặc bằng máy phát sóng chính đã được cấp phép.
Theo đó, người nộp lệ phí được miễn lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện trong các trường hợp sau:
- Đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá.
- Thiết bị đầu cuối vệ tinh phục vụ mục đích giám sát hành trình tàu cá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?