Mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề mà Chấp hành viên sơ cấp được hưởng theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề mà Chấp hành viên sơ cấp được hưởng theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Theo khoản 4 Điều 2 Quyết định 27/2012/QĐ-TTg có quy định về mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề như sau:
Mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề
Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề tính theo tỷ lệ % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) được quy định như sau:
1. Mức 15% áp dụng đối với Thẩm tra viên cao cấp thi hành án và Công chứng viên.
2. Mức 20% áp dụng đối với Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên chính thi hành án, Thư ký thi hành án và Thư ký trung cấp thi hành án.
3. Mức 25% áp dụng đối với Chấp hành viên trung cấp và Thẩm tra viên thi hành án.
4. Mức 30% áp dụng đối với Chấp hành viên sơ cấp.
Theo quy định Chấp hành viên sơ cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Cơ quan nào sẽ thực hiện chi trả phụ cấp trách nhiệm theo nghề cho Chấp hành viên sơ cấp?
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 27/2012/QĐ-TTg quy định như sau:
Nguyên tắc áp đụng
1. Các đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định này thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan đó thực hiện chi trả.
2. Phụ cấp trách nhiệm theo nghề được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng; không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
3. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề, bao gồm:
a) Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
b) Thời gian được cử đi học trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên;
c) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
d) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
đ) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 27/2012/QĐ-TTg quy định như sau:
Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Chấp hành viên, Thẩm tra viên và Thư ký thi hành án làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; Công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng.
2. Chế độ phụ cấp trách nhiệm quy định tại Quyết định này không áp dụng đối với Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án làm việc tại các Phòng Thi hành án quân khu, quân chủng hải quân, bộ tổng tham mưu và Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.
Theo đó, Chấp hành viên sơ cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan đó thực hiện chi trả.
Tải về mẫu đơn đăng ký dự thi tuyển chấp hành viên sơ cấp mới nhất 2023: Tại Đây
Mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề mà Chấp hành viên sơ cấp được hưởng theo quy định hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Trong thời gian nào Chấp hành viên sơ cấp không được tính hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề?
Theo khoản 3 Điều 3 Quyết định 27/2012/QĐ-TTg quy định về thời gian không được tính hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề như sau:
Nguyên tắc áp đụng
...
3. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề, bao gồm:
a) Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
b) Thời gian được cử đi học trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên;
c) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
d) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
đ) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
Như vậy, theo quy định thì thời gian không được tính hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Chấp hành viên sơ cấp, bao gồm:
- Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP;
- Thời gian được cử đi học trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên;
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?