Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0 15 miligam/ 1 lít khí thở? Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe bao lâu?
- Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0 15 miligam/ 1 lít khí thở?
- Mức phạt tiền cụ thể đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn dưới 0 15 miligam/ 1 lít khí thở được xác định như thế nào?
- Vi phạm nồng độ cồn xe máy dưới 0 15 miligam/ 1 lít khí thở có bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe bao lâu?
Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0 15 miligam/ 1 lít khí thở?
Theo khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 thì hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm. Chỉ cần vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định.
Căn cứ điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền vi phạm nồng độ cồn đối với xe máy như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
...
Theo đó, người điều khiển xe máy tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở khi phát hiện vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
Như vậy, mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0 15 miligam/ 1 lít khí thở là từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0 15 miligam/ 1 lít khí thở? Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe bao lâu? (Hình từ Internet)
Mức phạt tiền cụ thể đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn dưới 0 15 miligam/ 1 lít khí thở được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Việc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
...
Theo đó, mức phạt tiền cụ thể đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn dưới 0 15 miligam/ 1 lít khí thở là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định là 2,5 triệu đồng.
Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt.
Nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
Khi xác định mức phạt tiền đối với người vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
Vi phạm nồng độ cồn xe máy dưới 0 15 miligam/ 1 lít khí thở có bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe bao lâu?
Vi phạm nồng độ cồn xe máy dưới 0 15 miligam/ 1 lít khí thở bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe bao lâu thì theo điểm đ khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy, theo quy định thì người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn dưới 0 15 miligam/ 1 lít khí thở ngoài bị phạt tiền thì còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định khen thưởng của hội khuyến học xã mới nhất hiện nay? Tải mẫu quyết định khen thưởng của hội khuyến học xã ở đâu?
- Hướng dẫn xác định thủ tục, đơn vị chủ trì xác minh, giải quyết vụ cháy từ 15/1/2025 như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch năm 2024 là tháng mấy dương lịch? Tháng 12 âm lịch 2024 có ngày 30 không? Lịch âm tháng 12 2024 chi tiết?
- Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng là gì? Điều chỉnh khối lượng công việc của hợp đồng như thế nào?
- Mẫu Quyết định chi tiền thưởng theo Nghị định 73 mới nhất dành cho giáo viên? Tải Mẫu Quyết định chi tiền thưởng theo Nghị định 73 ở đâu?