Yêu cầu nghiên cứu nghiên cứu tăng nặng xử phạt vi phạm nồng độ cồn theo Chỉ thị 10/CT-TTg như thế nào?
Yêu cầu nghiên cứu nghiên cứu tăng nặng xử phạt vi phạm nồng độ cồn theo Chỉ thị 10/CT-TTg như thế nào?
Theo Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2023 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành:
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể liên quan đến kiểm soát và xử lý vi phạm nồng độ cồn như sau:
(1) Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT, tập trung xử lý những hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ TNGT nghiêm trọng.
Thực hiện thường xuyên, quyết liệt việc kiểm soát nồng độ cồn của người tham gia giao thông. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để đổi mới mạnh mẽ, căn bản phương thức hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm.
(2) Phối hợp Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu sửa đổi các quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo hướng tăng nặng mức, hình thức xử phạt, nhất là người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn; nhóm các hành vi do lỗi cố ý, vi phạm nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định...; bổ sung các hình thức xử phạt hành chính như bắt buộc lao động công ích, trừ điểm giấy phép lái xe...
(3) Chỉ đạo cơ quan Cảnh sát điều tra tổ chức điều tra, xử lý nghiêm các vụ TNGT đúng quy định của pháp luật, quá trình điều tra, phải xác định nồng độ cồn, ma túy, của người điều khiển phương tiện giao thông; ngoài xác định nguyên nhân trực tiếp gây TNGT phải xác định, làm rõ nguyên nhân có liên quan đến trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý nhà nước và thực thi công vụ trong vụ TNGT phục vụ công tác phòng ngừa và xử lý TNGT chính xác, khách quan, đúng quy định pháp luật; xử lý các cơ sở, cá nhân có hành vi "độ, chế" các loại xe ô tô, mô tô.
Như vậy, theo Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2023 Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu sửa các quy định về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ theo hướng tăng nặng mức, hình thức xử phạt, nhất là người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn.
Yêu cầu nghiên cứu nghiên cứu tăng nặng xử phạt vi phạm nồng độ cồn theo Chỉ thị 10/CT-TTg như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với ô tô, xe máy hiện nay là bao nhiêu?
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe máy:
(1) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
(Theo điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
(2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
(Theo điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
(3) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
(Theo điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với ô tô:
(1) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
(Theo điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
(2) Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
(Theo điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
(3) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
(Theo điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Được điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bao nhiêu?
Theo khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
...
Theo đó, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm.
Như vậy, chỉ cần trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn thì nghiêm cấm không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cờ thi đua của Bộ Quốc phòng từ ngày 26/10/2024 theo Quyết định 5021/2024 như thế nào?
- Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Ngày 9 tháng 11 là thứ mấy 2024? Ngày 9 tháng 11 là ngày mấy âm lịch?
- Điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 tại TPHCM theo Công văn 8126 như thế nào? Lịch chi trả lương hưu tháng 12 tại TPHCM ra sao?
- Hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Thủ tục cấp giấy phép hoạt động của Sàn giao dịch bất động sản từ ngày 4/10/2024 ở cấp tỉnh như thế nào?