Mức hưởng trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã không tham gia bảo hiểm xã hội bị chết là bao nhiêu?
- Mức hưởng trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã không tham gia bảo hiểm xã hội bị chết là bao nhiêu?
- Trình tự thủ tục thực hiện xin trợ cấp tiền tuất của người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã như thế nào?
- Những nội dung nào có trong hồ sơ đề nghị trợ cấp tiền tuất cho người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã?
Mức hưởng trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã không tham gia bảo hiểm xã hội bị chết là bao nhiêu?
Căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 35 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định về mức mức hưởng trợ cấp tiền tuất sau đây:
Chế độ khám chữa bệnh, trợ cấp tai nạn, trợ cấp tiền tuất đối với trường hợp chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
...
3. Mức hưởng cho người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, bị chết
a) Trợ cấp tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng như quy định tại khoản 2 Điều này kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi xuất viện. Trường hợp tai nạn làm suy giảm khả năng lao động 5% thì được hưởng 7.450.000 đồng; sau đó, cứ suy giảm 1% thì được hưởng thêm 745.000 đồng;
b) Trợ cấp tiền tuất: Trường hợp bị chết, bị tai nạn dẫn đến chết thì thân nhân được trợ cấp tiền tuất bằng 53.640.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 14.900.000 đồng;
c) Trường hợp bị ốm đau dẫn đến chết: Thân nhân được trợ cấp tiền tuất bằng 7.450.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 14.900.000 đồng.
Theo đó, mức hưởng trợ cấp tiền tuất với người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị chết trong thời gian thực hiện các nhiệm vụ phòng chống thiên tai quy định là:
Trường hợp bị chết thì thân nhân được trợ cấp tiền tuất bằng 53.640.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 14.900.000 đồng.
Người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai (Hình từ Internet)
Trình tự thủ tục thực hiện xin trợ cấp tiền tuất của người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 35 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định về trình tự thủ tục thực hiện như sau:
(1) Tiếp nhận hồ sơ:
Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ đề nghị của người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã lập 01 bộ hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đối với trường hợp bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết, trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập 01 bộ hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đối với trường hợp không đủ điều kiện, hóa đơn, giấy tờ theo quy định hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện;
(2) Quyết định hỗ trợ, trợ cấp:
Đối với chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.
Đối với kinh phí trợ cấp tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trợ cấp tai nạn, bị chết cho người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã;
(3) Chi trả hỗ trợ, trợ cấp:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định trợ cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả chi phí khám chữa bệnh, tiền trợ cấp cho đối tượng được hưởng. Việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận ở cấp xã.
Những nội dung nào có trong hồ sơ đề nghị trợ cấp tiền tuất cho người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã?
Về hồ sơ đề nghị trợ cấp tiền tuất quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định 66/2021/NĐ-CP như sau:
Chế độ khám chữa bệnh, trợ cấp tai nạn, trợ cấp tiền tuất đối với trường hợp chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
...
5. Hồ sơ đề nghị
a) Hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh:
Người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp lập 01 bộ hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân xã, hồ sơ gồm đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này, phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy xuất viện.
Ủy ban nhân dân cấp xã lập 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, hồ sơ gồm tờ trình kèm theo hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
b) Trợ cấp tai nạn:
Người tham gia lực lượng xung kích phòng chống tiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp lập 01 bộ hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, hồ sơ gồm đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này; giấy ra viện; trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị; biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên trong trường hợp tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. Trường hợp bị tai nạn giao thông thì có thêm biên bản điều tra của cơ quan công an.
Ủy ban nhân dân cấp xã lập 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, hồ sơ gồm tờ trình và hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Trường hợp tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên Ủy ban nhân dân huyện lập 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh, hồ sơ gồm tờ trình kèm theo hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
c) Trợ cấp tiền tuất:
Người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp lập 01 bộ hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, hồ sơ gồm đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này; giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử. Trường hợp bị tai nạn giao thông dẫn đến chết thì có thêm biên bản điều tra của cơ quan công an.
Ủy ban nhân dân cấp xã lập 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, hồ sơ gồm tờ trình và hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
Ủy ban nhân dân cấp huyện lập 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hồ sơ gồm tờ trình và hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
Theo đó, các nội dung sẽ có trong hồ sơ đề nghị trợ cấp tiền tuất cho người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã bao gồm:
- Người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp lập 01 bộ hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, hồ sơ gồm đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 66/2021/NĐ-CP; giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử. Trường hợp bị tai nạn giao thông dẫn đến chết thì có thêm biên bản điều tra của cơ quan công an.
- Ủy ban nhân dân cấp xã lập 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, hồ sơ gồm tờ trình và hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?