Mức chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp chìm đắm được quy định như thế nào?
- Mức chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp chìm đắm được quy định như thế nào?
- Xác định giá trị tài sản để chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp chìm đắm được quy định như thế nào?
- Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản có cần lập thành văn bản không?
Mức chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp chìm đắm được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 94 Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định mức chi thưởng trong trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản được xác định quyền sở hữu toàn dân bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm là bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng được tính theo phương pháp lũy thoái từng phần, cụ thể như sau:
STT | Giá trị tài sản | Tỷ lệ trích thưởng (%)/Giá trị tài sản để trích thưởng |
1 | (1) Giá trị tài sản đến 10 triệu đồng | 30% |
2 | (2) Giá trị tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng | Phần giá trị đến 10 triệu đồng áp dụng tỷ lệ theo STT 1; phần giá trị trên 10 triệu đồng áp dụng tỷ lệ 15% |
3 | (3) Giá trị tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng | Phần giá trị đến 100 triệu áp dụng tỷ lệ theo STT 2; phần giá trị trên 100 triệu đồng áp dụng tỷ lệ 7% |
4 | (4) Giá trị tài sản trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng | Phần giá trị đến 1 tỷ đồng áp dụng tỷ lệ theo STT 3; phần giá trị trên 1 tỷ đồng áp dụng tỷ lệ 1% |
5 | (5) Giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng | Phần giá trị đến 10 tỷ đồng áp dụng tỷ lệ theo STT 4; phần giá trị trên 10 tỷ đồng áp dụng tỷ lệ 0,5% |
Lưu ý: Mức trích thưởng trong trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản không bao gồm khoản thuế thu nhập mà tổ chức, cá nhân tìm thấy tài sản phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập.
-Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy là bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng bằng 50% của các mức thưởng tương ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 94 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy không phải là bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng bằng 30% của các mức thưởng tương ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 94 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
Mức chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp chìm đắm được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Xác định giá trị tài sản để chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp chìm đắm được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 94 Nghị định 77/2025/NĐ-CP thì việc xác định giá trị tài sản để chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp chìm đắm được quy định như sau:
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 69 Nghị định 77/2025/NĐ-CP quyết định thành lập Hội đồng xác định giá.
- Thành phần Hội đồng định giá gồm:
+ Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập Hội đồng hoặc người được uỷ quyền làm Chủ tịch Hội đồng;
+ Đại diện cơ quan tài chính (Bộ Tài chính đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương quyết định phê duyệt phương án xử lý;
+ Sở Tài chính đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương quyết định phê duyệt phương án xử lý);
+ Đại diện cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản; đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật hoặc các chuyên gia về tài sản;
+ Các thành viên khác có liên quan.
- Số lượng thành viên của Hội đồng định giá tối thiểu là 5 người. Đại diện tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản hoặc có công phát hiện và cung cấp thông tin về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được quyền tham dự các cuộc họp của Hội đồng định giá và có thể phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
- Hội đồng định giá làm việc theo nguyên tắc tập thể. Các cuộc họp của Hội đồng định giá phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự. Các quyết định của Hội đồng phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành và được lập thành biên bản. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng định giá lập biên bản về việc định giá tài sản. Biên bản định giá tài sản phải ghi nhận kịp thời, đầy đủ và trung thực toàn bộ quá trình định giá tài sản.
- Nội dung chủ yếu của biên bản định giá tài sản gồm: Họ, tên Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản và các thành viên của Hội đồng; họ, tên những người tham dự phiên họp định giá tài sản; thời gian, địa điểm tiến hành việc định giá tài sản; kết quả khảo sát giá trị của tài sản; ý kiến của các thành viên của Hội đồng định giá và những người tham dự phiên họp định giá tài sản; kết quả biểu quyết của Hội đồng định giá về giá trị của tài sản; thời gian, địa điểm hoàn thành việc định giá tài sản; chữ ký của các thành viên Hội đồng định giá. Biên bản định giá tài sản phải được lưu trong hồ sơ định giá tài sản.
- Hội đồng định giá có thể thuê hoặc giao cho cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản thuê tổ chức đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định giá trị tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm để xem xét, tham khảo trước khi quyết định.
- Hội đồng định giá có trách nhiệm định giá tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm theo các quy định của pháp luật về nguyên tắc, phương pháp, chuẩn mực thẩm định giá. Trường hợp đặc biệt không thể xác định được giá trị của tài sản thì Hội đồng định giá có văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 94 Nghị định 77/2025/NĐ-CP biết để quyết định mức thưởng theo quy định tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP
- Chi phí hoạt động của Hội đồng định giá và chi phí thuê tổ chức đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá (nếu có) được tính chung vào chi phí xử lý tài sản và được chi trả theo quy định tại Điều 97 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản có cần lập thành văn bản không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo quy định tại Nghị định này phải được lập thành văn bản; bảo đảm trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân có liên quan. Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đồng thời là cơ quan, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản và đơn vị chủ trì quản lý tài sản đồng thời là cơ quan có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản thì việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản được thực hiện đồng thời với việc phê duyệt phương án xử lý tài sản thông qua Quyết định của người có thẩm quyền.
2. Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản phải được lập thành văn bản; bảo đảm trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân có liên quan.
Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đồng thời là cơ quan, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản và đơn vị chủ trì quản lý tài sản đồng thời là cơ quan có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản thì việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản được thực hiện đồng thời với việc phê duyệt phương án xử lý tài sản thông qua Quyết định của người có thẩm quyền.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phát tán hồ sơ bệnh án giả lên mạng xã hội làm ảnh hưởng đến người khác có vi phạm pháp luật không?
- Thuốc đơn thành phần nào được xem xét đưa vào danh mục được hưởng đối với người tham gia bảo hiểm y tế?
- Sáp nhập tỉnh người dân có phải đổi thẻ Căn cước mới? Bao nhiêu tuổi phải cấp đổi thẻ căn cước?
- 05 Hành vi bị nghiêm cấm khi tổ chức cơ quan Điều tra hình sự? Trách nhiệm của cơ quan trong hoạt động Điều tra?
- Suy dinh dưỡng là gì? Người bệnh suy dinh dưỡng nặng thì bác sĩ điều trị cần phải làm như thế nào?