Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là gì? Để thành lập Sở giao dịch hàng hóa thì cần phải làm theo thủ tục như thế nào?
- Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là gì? Điểm giống và khác nhau giữa Sở giao dịch hàng hóa và Sàn giao dịch hàng hóa là gì?
- Điều kiện để thành lập Sở giao dịch hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
- Để thành lập Sở giao dịch hàng hóa thì cần phải làm theo thủ tục như thế nào mới đúng với quy định?
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là gì? Điểm giống và khác nhau giữa Sở giao dịch hàng hóa và Sàn giao dịch hàng hóa là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật Thương mại 2005 cụ thể như sau:
- Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.
- Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.
Về vấn đề điểm giống và khác nhau giữa Sở giao dịch và Sàn giao dịch thì hiện tại theo quy định thì chỉ có khái niệm "Sở giao dịch hàng hóa" chứ không có "Sàn giao dịch hàng hóa".
Điều kiện để thành lập Sở giao dịch hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 158/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP về điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa như sau:
Sở Giao dịch hàng hóa được thành lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Vốn điều lệ từ một trăm năm mươi (150) tỷ đồng trở lên;
- Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu về giải pháp công nghệ và kỹ thuật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa, cụ thể:
+ Hệ thống máy chủ hoạt động ổn định và có tối thiểu một máy chủ dự phòng luôn ở trạng thái sẵn sàng trong trường hợp hệ thống chính xảy ra sự cố;
+ Hệ thống máy chủ đảm bảo sao lưu dữ liệu của các ứng dụng nghiệp vụ, dữ liệu giao dịch, đảm bảo khôi phục thông tin dữ liệu trong trường hợp phát sinh sự cố;
+ Phần mềm ứng dụng phải thực hiện các yêu cầu về quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;
+ Hệ thống phần mềm phải có chức năng nhật ký thao tác để lưu vết mọi giao dịch hàng hóa, thanh toán, giao nhận trong quy trình nghiệp vụ tối thiểu trong thời gian 05 năm;
+ Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng, nếu có.
- Điều lệ hoạt động không trái với các quy định của Nghị định này.”
Sở giao dịch hàng hóa
Để thành lập Sở giao dịch hàng hóa thì cần phải làm theo thủ tục như thế nào mới đúng với quy định?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 158/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa như sau:
Hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa bao gồm:
- Văn bản đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giải trình kinh tế kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, trụ sở hoạt động, cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin kèm các tài liệu chứng minh;
- Dự thảo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa với các nội dung theo quy định tại Điều 14 Nghị định này kèm Biên bản thông qua dự thảo Điều lệ. Dự thảo Điều lệ hoạt động do người đại diện theo pháp luật của Sở Giao dịch hàng hóa ký.
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 158/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP về thẩm tra và cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa như sau:
- Bộ Công Thương là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và chịu trách nhiệm thẩm tra các điều kiện và hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định tại Nghị định này.
- Trình tự cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
+ Thương nhân gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ Công Thương theo một trong ba cách: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện tử của Bộ Công Thương.
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân sửa đổi, bổ sung.
+ Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm thẩm tra và cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này trong trường hợp thương nhân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
Bên trên là các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến điều kiện và thủ tục thành lập Sở giao dịch hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?