Mỗi hành vi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân thì xử lý bao nhiêu lần? Không xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân với những trường hợp nào?

Tôi có câu hỏi là mỗi hành vi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân thì xử lý bao nhiêu lần? Không xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân với những trường hợp nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.Q đến từ Đồng Nai.

Mỗi hành vi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân thì xử lý bao nhiêu lần?

Mỗi hành vi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân thì xử lý bao nhiêu lần, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BCA như sau:

Nguyên tắc xử lý
1. Mọi hành vi vi phạm điều lệnh của đơn vị, cán bộ, chiến sĩ đều phải xử lý theo quy định của Thông tư này và các quy định khác có liên quan đến điều lệnh Công an nhân dân.
2. Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, thái độ tiếp thu của đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm để quyết định hình thức xử lý phù hợp, bảo đảm tính giáo dục, phòng ngừa vi phạm.
3. Bảo đảm kịp thời, khách quan, công khai, dân chủ, xử lý đúng người, đúng hành vi vi phạm, đúng quy định của Bộ Công an.
4. Mỗi hành vi vi phạm chỉ xử lý 01 lần. Trường hợp vi phạm nhiều lần với cùng hành vi vi phạm thì xử lý cao hơn 01 bậc so với hình thức xử lý tương ứng với hành vi đó. Trong cùng một thời điểm vi phạm nhiều lỗi thực hiện như sau: Nếu các hành vi có hình thức xử lý khác nhau thì áp dụng hình thức xử lý cao hơn một bậc so với hình thức xử lý cao nhất; nếu các hành vi có cùng một hình thức xử lý thì áp dụng hình thức xử lý cao hơn 01 bậc so với hình thức xử lý tương ứng với một trong các hành vi đó. Trong cùng một vụ việc có nhiều cán bộ, chiến sĩ vi phạm thì mỗi cán bộ, chiến sĩ đều bị xử lý về hành vi vi phạm của mình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm của cán bộ, chiến sĩ đó.

Như vậy, theo quy định trên thì mỗi hành vi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân thì xử lý 01 lần.

Trường hợp vi phạm nhiều lần với cùng hành vi vi phạm thì xử lý cao hơn 01 bậc so với hình thức xử lý tương ứng với hành vi đó.

Trong cùng một thời điểm vi phạm nhiều lỗi thực hiện như sau:

- Nếu các hành vi có hình thức xử lý khác nhau thì áp dụng hình thức xử lý cao hơn một bậc so với hình thức xử lý cao nhất;

- Nếu các hành vi có cùng một hình thức xử lý thì áp dụng hình thức xử lý cao hơn 01 bậc so với hình thức xử lý tương ứng với một trong các hành vi đó.

Trong cùng một vụ việc có nhiều cán bộ, chiến sĩ vi phạm thì mỗi cán bộ, chiến sĩ đều bị xử lý về hành vi vi phạm của mình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm của cán bộ, chiến sĩ đó.

điều lệnh công an nhân dân

Mỗi hành vi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân thì xử lý bao nhiêu lần? (Hình từ Internet)

Không xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân với những trường hợp nào?

Không xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân với những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BCA như sau:

Trường hợp chưa xem xét xử lý, không xử lý vi phạm
1. Chưa xem xét xử lý vi phạm
a) Đang trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện, có xác nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;
b) Đang trong thời gian bị đình chỉ công tác;
c) Cán bộ, chiến sĩ nữ đang nghỉ chế độ thai sản.
2. Không xử lý vi phạm
a) Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi khi vi phạm điều lệnh; được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm điều lệnh trong trường hợp bất khả kháng;
b) Phải chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của lãnh đạo, chỉ huy mà trước đó đã kiến nghị thay đổi với người ra chỉ thị, mệnh lệnh nhưng không được chấp nhận.

Như vậy, không xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân với những trường hợp sau:

- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi khi vi phạm điều lệnh; được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm điều lệnh trong trường hợp bất khả kháng;

- Phải chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của lãnh đạo, chỉ huy mà trước đó đã kiến nghị thay đổi với người ra chỉ thị, mệnh lệnh nhưng không được chấp nhận.

Căn cứ vào đâu để xử lý hành vi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân?

Căn cứ để xử lý hành vi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân được quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BCA như sau:

Căn cứ xử lý
1. Biên bản kiểm tra điều lệnh do người có thẩm quyền ký; thông báo bằng văn bản về vi phạm điều lệnh của đơn vị chức năng.
2. Tin báo của người biết việc, người làm chứng, đơn thư khiếu nại, tố cáo; tin tức phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng; các hình ảnh, hiện vật, âm thanh liên quan đến vi phạm điều lệnh đã được giám định hoặc xác minh là đúng.

Như vậy, để xử lý hành vi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân thì cần căn cứ vào:

- Biên bản kiểm tra điều lệnh do người có thẩm quyền ký; thông báo bằng văn bản về vi phạm điều lệnh của đơn vị chức năng.

- Tin báo của người biết việc, người làm chứng, đơn thư khiếu nại, tố cáo; tin tức phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng; các hình ảnh, hiện vật, âm thanh liên quan đến vi phạm điều lệnh đã được giám định hoặc xác minh là đúng.

Công an nhân dân Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Công an nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Năm 2023, tỷ lệ tuyển sinh đối với nữ vào các trường Công an nhân dân là bao nhiêu %?
Pháp luật
Đương nhiên miễn nhiệm ngạch Thanh tra viên Công an nhân dân khi nào? Trách nhiệm thông báo quyết định miễn nhiệm?
Pháp luật
Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân gồm những cơ quan nào? Cơ quan nào có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an?
Pháp luật
Hướng dẫn giải quyết xử phạt VPHC khi bỏ công an cấp huyện từ 01/3/2025? Bỏ công an cấp huyện xử lý xử phạt VPHC ra sao?
Pháp luật
Quyết định 1393/QĐ-BCA-V03 năm 2025 về giải quyết xử phạt VPHC khi không tổ chức Công an cấp huyện?
Pháp luật
Tổ chức cơ quan quản lý, cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam của Công an nhân dân từ tháng 3 năm 2025?
Pháp luật
Công an cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong thi hành án hình sự khi bỏ công an cấp huyện kể từ 01/03/2025?
Pháp luật
Tổ chức cơ quan quản lý, cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam của CAND khi bỏ công an cấp huyện ra sao?
Pháp luật
Thanh tra hành chính của Công an nhân dân có nội dung thế nào? Trình tự thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính?
Pháp luật
Không tổ chức Công an cấp huyện việc giải quyết nguồn tin tội phạm vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra của CAND ra sao?
Pháp luật
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân? Ngoài Công an huyện, hệ thống tổ chức của Công an nhân dân còn bao gồm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công an nhân dân
1,082 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công an nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công an nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào