Mẫu viết đoạn văn 4 đến 5 câu nói về cảnh thanh bình ở quê em? Học sinh lớp 5 cần đạt yêu cầu về viết đoạn văn như thế nào?

Mẫu viết đoạn văn 4 đến 5 câu nói về cảnh thanh bình ở quê em? Học sinh lớp 5 cần đạt yêu cầu về viết đoạn văn như thế nào theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT? Mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn là gì?

Mẫu viết đoạn văn 4 đến 5 câu nói về cảnh thanh bình ở quê em?

Tham khảo Mẫu viết đoạn văn 4 đến 5 câu nói về cảnh thanh bình ở quê em dưới đây:

Mẫu viết đoạn văn 4 đến 5 câu nói về cảnh thanh bình ở quê em: Mẫu 1

Quê em vào mỗi buổi sáng là một bức tranh yên bình. Nơi có những tia nắng nhẹ nhàng xuyên qua khung cửa sổ, nơi mà những cánh đồng lúa xanh mướt trải dài hàng kilomet. Tiếng chim hót nhẹ nhàng líu lo như một bản hòa nhạc đón chào một ngày mới được bắt đầu. Tất cả như họa thành một bức tranh đẹp đẽ nhưng lại nhẹ nhàng khắc sâu vào tâm trí em.

Mẫu viết đoạn văn 4 đến 5 câu nói về cảnh thanh bình ở quê em: Mẫu 2

Cảnh vật của quê em rất đẹp, có thể họa thành một bức tranh thanh bình, nhẹ nhàng. Mặt trời đỏ rực, cánh đồng lúa bát ngát hương thơm, con người ấm áp, nhẹ nhàng. Tất cả như hòa quyện lại với nhau, ghim sâu vào trái tim và ký ức của em. Em yêu quê em nhiều lắm.

Tải về để xem thêm Mẫu viết đoạn văn 4 đến 5 câu nói về cảnh thanh bình ở quê em.

Lưu ý: "Mẫu viết đoạn văn 4 đến 5 câu nói về cảnh thanh bình ở quê em?" nêu trên chỉ mang tính tham khảo!

Mẫu viết đoạn văn 4 đến 5 câu nói về cảnh thanh bình ở quê em? Học sinh lớp 5 cần đạt yêu cầu về viết đoạn văn như thế nào?

Mẫu viết đoạn văn 4 đến 5 câu nói về cảnh thanh bình ở quê em? Học sinh lớp 5 cần đạt yêu cầu về viết đoạn văn như thế nào? (Hình từ Internet)

Học sinh lớp 5 cần đạt yêu cầu về viết đoạn văn như thế nào?

Yêu cầu đạt về kỹ năng viết đoạn văn của học sinh lớp 5 được quy định tại Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

KĨ THUẬT VIẾT

Biết viết hoa danh từ chung trong một số trường hợp đặc biệt khi muốn thể hiện sự tôn kính. Biết viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài.

VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN

(1) Quy trình viết

- Biết viết theo các bước: xác định mục đích và nội dung viết (viết để làm gì, về cái gì); quan sát và tìm tư liệu để viết; hình thành ý chính, lập dàn ý cho bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa (bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).

- Viết được đoạn văn, văn bản thể hiện rõ ràng và mạch lạc chủ đề, thông tin chính; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại; có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn liên kết với nhau.

(2) Thực hành viết

- Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe với những chi tiết sáng tạo.

- Viết được bài tả người, phong cảnh có sử dụng so sánh, nhân hoá và những từ ngữ gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng được tả.

- Viết được đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện.

- Viết được đoạn văn nêu lí do vì sao tán thành hoặc phản đối về một hiện tượng, sự việc có ý nghĩa trong cuộc sống.

- Viết được đoạn văn giới thiệu về một nhân vật trong một cuốn sách hoặc bộ phim hoạt hình đã xem (hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ).

- Viết được báo cáo công việc, chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu.

Mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn là gì theo Thông tư 32?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn như sau:

- Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.

- Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
05 Mở bài giới thiệu nhân vật trong sách mà em đã đọc? Cách thức đánh giá môn Ngữ văn hiện nay?
Pháp luật
05 đoạn văn giới thiệu bản thân dành cho học sinh tiểu học? Lập dàn ý? Một số thuật ngữ của môn Ngữ văn?
Pháp luật
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về môn Lịch sử trong chương trình THCS? Mục tiêu của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục?
Pháp luật
05 mở bài điểm cao bài văn về ước mơ của em? Định hướng chung của chương trình giáo dục môn Ngữ văn là gì?
Pháp luật
05 đoạn văn nói về sở thích của em dành cho học sinh lớp 4? Chương trình, kế hoạch giáo dục đối với học sinh lớp 4?
Pháp luật
05 đoạn văn cảm nghĩ về ngày đầu tiên đi học? Lập dàn ý? Mục tiêu chung của chương trình giáo dục môn Ngữ văn là gì?
Pháp luật
5 đoạn văn nêu ý kiến về những việc cần làm để giảm ô nhiễm không khí? Thời lượng thực hiện chương trình Ngữ văn?
Pháp luật
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về môn Địa lí trong chương trình THPT? Đặc điểm của môn Địa lí trong giáo dục?
Pháp luật
Trắc nghiệm môn Giáo dục công dân 12 ôn thi THPT quốc gia bài 2 (Phần 2)? Mục tiêu cấp trung học phổ thông môn GDCD?
Pháp luật
Ôn thi THPT môn Giáo dục công dân lớp 12 chủ đề thực hiện pháp luật (Phần 1)? Quan điểm xây dựng môn GDCD?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
12 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào