Mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi là gì? Phải cắm mốc chỉ giới trong những trường hợp nào?
- Mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi là gì?
- Việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải tuân thủ các yêu cầu gì?
- Phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong những trường hợp nào?
- Khoảng cách các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập và lòng hồ chứa nước được quy định như thế nào?
Mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi là gì?
Mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được giải thích tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT như sau:
Mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi là mốc xác định đường ranh giới phân định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và ngoài phạm vi bảo vệ công trình (sau đây gọi là Mốc chỉ giới).
Theo quy định trên, mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi là mốc xác định đường ranh giới phân định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và ngoài phạm vi bảo vệ công trình.
Mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi là gì? (Hình từ Internet)
Việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải tuân thủ các yêu cầu gì?
Việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải tuân thủ các yêu cầu được quy định tại Điều 18 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Yêu cầu về cắm mốc chỉ giới
1. Việc cắm mốc chỉ giới phải căn cứ vào phạm vi bảo vệ, hiện trạng công trình và yêu cầu quản lý.
2. Trường hợp không thể cắm mốc chỉ giới theo quy định thì dùng mốc tham chiếu để thay thế.
3. Trường hợp công trình đã có mốc giải phóng mặt bằng hoặc mốc hành lang bảo vệ nguồn nước hoặc mốc của công trình khác thì coi các mốc này là mốc tham chiếu để xác định chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình.
Theo quy định trên, việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải căn cứ vào phạm vi bảo vệ, hiện trạng công trình và yêu cầu quản lý.
Trường hợp không thể cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định thì dùng mốc tham chiếu để thay thế.
Trường hợp công trình đã có mốc giải phóng mặt bằng hoặc mốc hành lang bảo vệ nguồn nước hoặc mốc của công trình khác thì coi các mốc này là mốc tham chiếu để xác định chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình.
Phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong những trường hợp nào?
Phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong những trường hợp được quy định tại Điều 19 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT, điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới
1. Đập của hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở lên hoặc đập có chiều cao từ 10 m trở lên.
2. Lòng hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở lên.
3. Kênh có lưu lượng từ 5 m3/s trở lên hoặc chiều rộng đáy kênh từ 5 m trở lên.
4. Cống có tổng chiều rộng thoát nước từ 10 m trở lên đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, từ 5 m trở lên đối với các vùng còn lại.
5. Căn cứ yêu cầu công tác quản lý, bảo vệ công trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trường hợp phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình trên địa bàn đối với kênh chìm và các trường hợp chưa được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Theo quy định trên, phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong những trường hợp sau:
- Đập của hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở lên hoặc đập có chiều cao từ 10 m trở lên.
- Lòng hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở lên.
- Kênh có lưu lượng từ 5 m3/s trở lên hoặc chiều rộng đáy kênh từ 5 m trở lên.
- Cống có tổng chiều rộng thoát nước từ 10 m trở lên đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, từ 5 m trở lên đối với các vùng còn lại.
- Căn cứ yêu cầu công tác quản lý, bảo vệ công trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trường hợp phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình trên địa bàn đối với kênh chìm và các trường hợp chưa được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 nêu trên.
Khoảng cách các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập và lòng hồ chứa nước được quy định như thế nào?
Khoảng cách các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập và lòng hồ chứa nước được quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Quy định về cột mốc và khoảng cách các mốc chỉ giới
...
2. Khoảng cách các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập và lòng hồ chứa nước
a) Đối với đập quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau là 100 m; trường hợp đập gần khu đô thị, dân cư tập trung là 50 m;
b) Đối với lòng hồ chứa nước quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư này, căn cứ địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau từ 200 m đến 500 m; khu vực lòng hồ có độ dốc lớn hoặc không có dân cư sinh sống, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau lớn hơn 1000 m. Tại những điểm chuyển hướng, giao cắt của đường chỉ giới với địa hình, địa vật phải có mốc.
...
Theo đó, đối với đập của hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở lên hoặc đập có chiều cao từ 10 m trở lên, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau là 100 m; trường hợp đập gần khu đô thị, dân cư tập trung là 50 m;
Đối với lòng hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở lên, căn cứ địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau từ 200 m đến 500 m;
Khu vực lòng hồ có độ dốc lớn hoặc không có dân cư sinh sống, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau lớn hơn 1000 m. Tại những điểm chuyển hướng, giao cắt của đường chỉ giới với địa hình, địa vật phải có mốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 23/2024 quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ của Bộ Công Thương từ 1/1/2025 ra sao?
- Nghị định 72/2024 về giảm 2% thuế GTGT đến khi nào? Năm 2025 có tiếp tục giảm 2% thuế GTGT không?
- Thời hạn thực hiện các bước trong quá trình tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC tại cơ quan thuế?
- Giảm lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực trồng trọt theo quy định mới?
- Đáp án tự luận cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS và THPT năm học 2024 2025 hay, chọn lọc?