Mở cửa miễn phí các bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh nhân dịp Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19 5?
Mở cửa miễn phí các bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh nhân dịp Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19 5?
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 5 1890 – 19 5 2025) và hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng (ngày 18 5), các bảo tàng tại TP Hồ Chí Minh sẽ mở cửa miễn phí vào đúng ngày 19 5, chẳng hạn:
- Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP.HCM - Bến Nhà Rồng
- Bảo tàng Tôn Đức Thắng
- Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
- Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Riêng Bảo tàng TP Hồ Chí Minh và Bảo tàng Mỹ thuật sẽ áp dụng miễn phí sớm hơn, bắt đầu từ ngày 18 5 2025.
Ngoài việc miễn phí vé tham quan, dịp này các bảo tàng còn tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc như trưng bày chuyên đề, triển lãm nghệ thuật và giao lưu văn hóa, nhằm lan tỏa giá trị lịch sử, nghệ thuật và kết nối truyền thống với hiện đại.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Mở cửa miễn phí các bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh nhân dịp Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19 5? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Căn cứ khoản 6 Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 5 1890) là ngày lễ lớn của nước Việt Nam.
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, mặc dù ngày 19 5 là ngày lễ lớn của Việt Nam, tuy nhiên không thuộc ngày nghỉ lễ tết mà người lao động được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật.
Thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh được gìn giữ ở đâu?
Căn cứ tại Điều 1 Nghị định 61/2022/NĐ-CP quy đinh:
Vị trí và chức năng
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý Lăng) là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; quản lý, bảo đảm an ninh, nghi lễ; tổ chức các hoạt động tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Khu đón tiếp Nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (còn gọi là Khu Di tích K9) và các công trình, kiến trúc có liên quan; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh được gìn giữ lâu dài và bảo vệ tuyệt đối tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm tại vị trí lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ngày xưa Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu các cuộc mít-tinh quan trọng. Địa chỉ: Số 2 Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 4 Nghị định 61/2022/NĐ-CP quy đinh về người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu Ban Quản lý Lăng như sau:
1. Trưởng ban Ban Quản lý Lăng là người đứng đầu Ban Quản lý Lăng, là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và pháp luật về mọi mặt hoạt động của Ban Quản lý Lăng.
2. Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng là cấp phó của người đứng đầu Ban Quản lý Lăng, gồm Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng; Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý Lăng; có trách nhiệm giúp Trưởng ban Ban Quản lý Lăng chỉ đạo, giải quyết một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng ban Ban Quản lý Lăng và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban Ban Quản lý Lăng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Số lượng Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng không quá 02 người.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thơ hiện đại là gì? Những bài thơ hiện đại hay nhất? Các thể thơ hiện đại? Đặc điểm thơ hiện đại?
- Giá trị nước của nhóm nhà máy thuỷ điện bậc thang là gì? Có thuộc kết quả giá trị nước để lập kế hoạch vận hành tháng tới không?
- Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong quá trình sử dụng thực hiện kiểm kê phát hiện thừa thì giải quyết như thế nào?
- Cơ sở khám chữa bệnh thực hiện thống kê trường hợp tai nạn lao động khám và Điều trị tại cơ sở trong thời gian nào?
- Người nào được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh? Tiêu chuẩn có công lao to lớn trong sự nghiệp của Đảng quy định ra sao?