Bác Hồ lấy tên gọi Hồ Chí Minh khi nào? Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh có phải là nội dung trong công tác xây dựng Đảng không?
Bác Hồ lấy tên gọi Hồ Chí Minh khi nào? Tên gọi Hồ Chí Minh gắn liền với hành trình lịch sử nào?
Trước khi trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam năm 1941, Nguyễn Ái Quốc đã trải qua 28 tháng trên đất nước Trung Quốc và tên gọi Hồ Quang, Hồ Chí Minh gắn liền với hành trình lịch sử này.
Cuối năm 1942, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II chuyển sang bước ngoặt mới đã phân chia thành hai chiến tuyến giữa phát xít và đồng minh. Nhận thấy vận mệnh của một dân tộc phải gắn liền với thế giới, phải có sự liên minh quốc tế, trước mắt cần liên minh với người bạn láng giềng là Trung Quốc để chống phát xít, Nguyễn Ái Quốc quyết định đi công tác nước ngoài.
Tháng 8 năm 1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên Hồ Chí Minh với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam sang Trung Quốc công tác. Khi đến Túc Vinh, Quảng Tây của Trung Quốc Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ và từ đây Người đã bắt đầu hành trình 13 tháng đầy gian nan và cực khổ trải qua 18 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
*Lưu ý: Thông tin "Bác Hồ lấy tên Hồ Chí Minh khi nào? Tên gọi Hồ Chí Minh gắn liền với hành trình lịch sử nào?" chỉ mang tính chất tham khảo*
Bác Hồ lấy tên gọi Hồ Chí Minh khi nào? Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh có phải là nội dung trong công tác xây dựng Đảng không? (Hình từ Internet)
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh có phải là nội dung trong công tác xây dựng Đảng không?
Căn cứ theo Mục 1 Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 có nêu rõ về việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như sau:
- Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong Đảng, hệ thống chính trị và nhân dân, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, trước hết là của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên.
- Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
- Tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Như vậy, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nội dung trong công tác xây dựng Đảng.
Ngày kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có phải lễ lớn không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn của Việt Nam bao gồm các ngày như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo quy định trên, các ngày lễ lớn của đất nước Việt Nam bao gồm 08 ngày, cụ thể:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3 2 1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10 3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30 4 1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7 5 1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 5 1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19 8 1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2 9 1945).
Như vậy, ngày 19 tháng 5 ngày kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là ngày lễ lớn của đất nước Việt Nam theo quy định pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm phòng chống HIV AIDS của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì? 12 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống HIV AIDS?
- Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II quản lý nhà nước trên địa bàn nào? Có tư cách pháp nhân không?
- Học sinh THCS nghỉ học nhiều buổi để đi thiện nguyện thì có được lên lớp hay không? Các hình thức đánh giá học sinh THCS hiện nay?
- Đánh giá kế hoạch đầu tư công cần tuân thủ nguyên tắc nào? Đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công có nội dung ra sao?
- Môn Lịch sử: Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh dạng trắc nghiệm? Định hướng chung của môn Lịch sử là gì?