Máy thở cấp cứu là gì? Máy thở cấp cứu thường được đặt ở những vị trí nào tại cơ sở khám chữa bệnh?
Máy thở cấp cứu là gì?
Máy thở cấp cứu được định nghĩa tại tiểu mục 1.3 Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7010-3:2002 (ISO 10651-3:1997) về Máy thở dùng trong y tế - Phần 3: Yêu cầu riêng đối với máy thở dùng cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân như sau:
Quy định chung
...
1.3. Định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa quy định trong 1.3 của TCVN 7010 - 1:2002 (ISO 10651-1:1993), và điều 2 của IEC 601-1:1988, ngoại trừ định nghĩa quy định trong 2.1.5 của IEC 601-1:1988 được thay thế như sau:
2.1.5. Phần ghép nối: Bộ phận bất kỳ của máy thở được dùng để nối với bệnh nhân hoặc với hệ thống thở.
Chú thích - Xem thuyết minh tiêu chuẩn trong phụ lục M.
Định nghĩa trong ISO 10651-1:1993, 1.3.19 được thay thế như sau:
1.3.19. Công khí vào với áp suất cao: Cổng khí vào, được nối với nguồn cấp khí có áp suất lớn hơn 500 kPa.
Chú thích - Lưu ý tới các định nghĩa trong ISO 4135.
Những định nghĩa sau đây được áp dụng:
1.3.1. Máy thở cấp cứu: Máy thở xách tay dùng để thông khí khẩn cấp và cấp cứu chủ yếu bên ngoài các cơ sở y tế.
1.3.2. Bộ lọc vi khuẩn (vi trùng) (hạt): Thiết bị dùng để làm giảm lượng vi khuẩn hoặc các chất dạng hạt chứa trong dòng khí.
1.3.3. Trẻ sơ sinh: Trẻ có khối lượng nhỏ hơn 5 kg.
1.3.4. Bộ cấp cứu bằng tay: Thiết bị y tế thụ động cầm tay được dùng trong tình huống khẩn cấp để thông khí phổi cho người suy hô hấp.
1.3.5. Trẻ em: Trẻ có khối lượng từ 5 kg đến 40 kg.
1.3.6. Máy thở vận chuyển: Máy thở dùng trong khi vận chuyển bệnh nhân giữa hoặc trong các cơ sở y tế.
...
Theo đó, máy thở cấp cứu là một loại máy thở xách tay dùng để thông khí khẩn cấp và cấp cứu chủ yếu bên ngoài các cơ sở y tế.
Máy thở cấp cứu là gì? Máy thở cấp cứu thường được đặt ở những vị trí nào tại cơ sở khám chữa bệnh? (Hình từ Internet)
Máy thở cấp cứu thường được đặt ở những vị trí nào tại cơ sở khám chữa bệnh?
Tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7010-3:2002 (ISO 10651-3:1997) về Máy thở dùng trong y tế - Phần 3: Yêu cầu riêng đối với máy thở dùng cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân có quy định như sau:
Quy định chung
...
1.1. Phạm vi áp dụng
Chú thích 1 - Xem thuyết minh tiêu chuẩn trong phụ lục M.
Tiêu chuẩn này là một trong những tiêu chuẩn dựa trên IEC 601-1:1988 (“Tiêu chuẩn chung”). và được coi là “Tiêu chuẩn riêng”. Như đã nêu trong 1.3 của IEC 601-1:1988, những yêu cầu của tiêu chuẩn này được ưu tiên áp dụng hơn các yêu cầu của IEC 601-1:1988. Trong tiêu chuẩn này, khi quy định áp dụng một điều nào thuộc IEC 601-1 thì có nghĩa điều đó chỉ được áp dụng nếu yêu cầu thích hợp với máy thở đang được đề cập tới.
Tiêu chuẩn này có những yêu cầu chung với IEC 601-2-12 (xem phụ lục P). Nó cũng bao gồm yêu cầu thuộc TCVN 7010- 1:2002 (ISO 10651-1:1993).
Trong tiêu chuẩn này, phạm vi và đối tượng quy định tại điều 1 của IEC 601-1:1988 được áp dụng ngoại trừ điều 1.1 được thay thế như sau:
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu đối với máy thở loại xách tay để dùng trong tình huống cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân. Những máy thở cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân, sau đây được gọi là “máy thở”, thường được đặt trong xe cứu thương hoặc xe cấp cứu khác, nhưng chúng thường được người vận hành hoặc những người khác mang theo. Những thiết bị này thường xuyên được dùng bên ngoài bệnh viện hoặc tại nhà và do những người được đào tạo với mức độ khác nhau vận hành. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng đối với thiết bị lắp cố định trong xe cứu thương hoặc máy bay.
Tiêu chuẩn này không bao gồm loại thiết bị trợ thở bằng tay (bóng bóp cấp cứu).
Như vậy, tại cơ sở khám chữa bệnh, máy thở cấp cứu thường được đặt trong xe cứu thương hoặc xe cấp cứu khác, nhưng chúng thường được người vận hành hoặc những người khác mang theo.
Những thiết bị này thường xuyên được dùng bên ngoài bệnh viện hoặc tại nhà và do những người được đào tạo với mức độ khác nhau vận hành. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng đối với thiết bị lắp cố định trong xe cứu thương hoặc máy bay.
Máy thở cấp cứu có bắt buộc phải chống được tia nước hay không?
Tại tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7010-3:2002 (ISO 10651-3:1997) về Máy thở dùng trong y tế - Phần 3: Yêu cầu riêng đối với máy thở dùng cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân có quy định như sau:
Bảo vệ chống nguy cơ quá nhiệt và các nguy cơ khác
...
7.3. Quá lưu lượng, đổ, rò rỉ, ẩm ướt, nạp các dung dịch, làm sạch, tiệt trùng và tẩy rửa
Áp dụng yêu cầu quy định tại điều 44 của IEC 601-1:1988 với những sửa đổi sau:
44.6. Sửa đổi như sau
Máy thở phải chắn được tia nước phun vào. Trong và sau khi thử theo quy định ở 44.6 của IEC 601-1:1988, máy thở cấp cứu trong điều kiện quy định tại 4.6, phải tiếp tục hoạt động bình thường trong phạm vi sai số cho phép được nhà sản xuất quy định.
44.4. Bổ sung đoạn sau
Máy thở cấp cứu phải chắn được tia nước phun vào.
44.7. Bổ sung đoạn sau
Những phụ kiện và bộ phận lắp thêm có tiếp xúc với khí thở ra và thuộc loại dùng nhiều lần phải có kết cấu sao cho có thể dễ tháo lắp để làm sạch, tẩy rửa hoặc tiệt trùng.
...
Theo đó, máy thở cấp cứu phải chắn được tia nước phun vào. Ngoài ra, những phụ kiện và bộ phận lắp thêm có tiếp xúc với khí thở ra và thuộc loại dùng nhiều lần phải có kết cấu sao cho có thể dễ tháo lắp để làm sạch, tẩy rửa hoặc tiệt trùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?