Mẫu văn bản ủy quyền xác minh điều kiện thi hành án là mẫu nào? Đương sự được xác định là chưa có điều kiện thi hành án trong trường hợp nào?
Mẫu văn bản ủy quyền xác minh điều kiện thi hành án là mẫu nào?
Mẫu văn bản ủy quyền xác minh điều kiện thi hành án là mẫu số D13-THADS ban hành kèm theo Thông từ 04/2023/TT-BTP.
Tải Mẫu văn bản ủy quyền xác minh điều kiện thi hành án.
Mẫu văn bản ủy quyền xác minh điều kiện thi hành án là mẫu nào? Đương sự được xác định là chưa có điều kiện thi hành án trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Khi xác minh điều kiện thi hành án người phải thi hành án cần kê khai trung thực, đầy đủ những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 62/2015/NĐ-CP về xác minh điều kiện thi hành án như sau:
Xác minh điều kiện thi hành án
1. Khi tiến hành xác minh, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án. Nội dung kê khai phải nêu rõ loại, số lượng tiền, tài sản hoặc quyền tài sản; tiền mặt, tiền trong tài khoản, tiền đang cho vay, mượn; giá trị ước tính và tình trạng của từng loại tài sản; mức thu nhập định kỳ, không định kỳ, nơi trả thu nhập; địa chỉ, nơi cư trú của người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng; khả năng và điều kiện thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
Chấp hành viên phải nêu rõ trong biên bản xác minh điều kiện thi hành án về việc đương sự kê khai hoặc không kê khai tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án.
Trường hợp người phải thi hành án không kê khai hoặc phát hiện việc kê khai không trung thực thì tùy theo mức độ vi phạm, Chấp hành viên có thể xử phạt hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, khi tiền hành xác minh điều kiện thi hành án, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án kê khai trung thực và cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án. Cụ thể nêu rõ:
- Loại, số lượng tiền, tài sản hoặc quyền tài sản; tiền mặt, tiền trong tài khoản, tiền đang cho vay, mượn;
- Giá trị ước tính và tình trạng của từng loại tài sản;
- Mức thu nhập định kỳ, không định kỳ, nơi trả thu nhập;
- Địa chỉ, nơi cư trú của người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng;
- Khả năng và điều kiện thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
Chấp hành viên phải nêu rõ trong biên bản xác minh điều kiện thi hành án về việc đương sự kê khai hoặc không kê khai tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án.
Sau khi xác minh điều kiện thi hành án, đương sự được xác định là chưa có điều kiện thi hành án trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 44a Luật Thi hành án dân sự 2008 (được bổ sung bởi khoản 18 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) thì sau khi có kết quả xác minh điều kiện thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án;
- Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được; phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa thuận khác;
- Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 62/2015/NĐ-CP như sau:
Xác minh điều kiện thi hành án
...
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định có căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 44a Luật Thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh.
Sau khi có quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành án trở lại thì cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án.
...
Theo đó, khi nhận được văn bản của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì Chấp hành viên phải tiến hành xác minh.
Và nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành án trở lại thì cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?