Mẫu thuyết minh về hiện tượng mưa đá? Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc hỗ trợ vùng bị thiệt hại do thiên tai?

Mẫu thuyết minh về hiện tượng mưa đá? Cây trồng bị thiệt hại bởi hiện tượng mưa đá có được hỗ trợ không? Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc hỗ trợ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai?

Mẫu thuyết minh về hiện tượng mưa đá?

Tham khảo 04 mẫu thuyết minh về hiện tượng mưa đá dưới đây

Đoạn 1

Mưa đá là hiện tượng thiên nhiên không thể ngăn chặn hoàn toàn, nhưng chúng ta có thể chủ động phòng tránh để giảm thiểu thiệt hại. Đầu tiên, mỗi người dân cần nắm rõ các dấu hiệu khi sắp có hiện tượng mưa đá như bầu trời chuyển màu tối, mây‍ đen‍ kịt‍ phủ‍ kín‍ bầu‍ trời, trời‍ lạnh‍ đột‍ ngột,‍ nhiệt‍ độ‍ giảm‍ nhanh.,... Khi có cảnh báo từ đài khí tượng, người dân nên ở nhà, hạn chế ra ngoài đường khi không cần thiết. Để giảm bớt thiệt hại có thể xảy ra cho cây trồng, người dân ở vùng có nguy cơ mưa đá nên làm giàn lưới che hoặc phủ bạt ni lông bảo vệ mùa màng trong những tháng dễ xảy ra mưa đá. Trường hợp khi đang đi trên đường khi thấy dấu hiệu bất thường nên nhanh chóng tìm nơi trú an toàn như nhà dân, trạm dừng. Đặc biệt, không nên trú dưới cây to vì dễ bị sét đánh hoặc gió quật ngã. Về lâu dài, nhà nước nên tuyên truyền rộng rãi về cách ứng phó với hiện tượng mưa đá. Ngoài ra, nhà trường nên dạy học sinh các kỹ năng phó với thiên tai để bảo vệ mình và giúp đỡ người khác khi cần thiết. Mỗi người trong chúng ta đều có thể góp phần bảo vệ bản thân và cộng đồng bằng những hành động nhỏ nhưng thiết thực trong mùa mưa bão, nhất là khi có hiện tượng mưa đá xảy ra.

Tham khảo thêm 03 mẫu thuyết minh về hiện tượng mưa đá tại đây. Tải về

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*

Mẫu thuyết minh về hiện tượng mưa đá? Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc hỗ trợ vùng bị thiệt hại do thiên tai?

Mẫu thuyết minh về hiện tượng mưa đá? Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc hỗ trợ vùng bị thiệt hại do thiên tai? (Hình từ Internet)

Cây trồng bị thiệt hại bởi hiện tượng mưa đá có được hỗ trợ không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 như sau:

1. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

Theo đó, hiện tượng mưa đá được xem là thiên tai.

Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 9/2025/NĐ-CP về mức hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật như sau:

* Diện tích lúa

Sau gieo trồng từ 01 đến 10 ngày: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha;

Sau gieo trồng từ trên 10 ngày đến 45 ngày: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 8.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha;

Sau gieo trồng trên 45 ngày: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha.

* Diện tích mạ

Thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha.

* Diện tích cây hằng năm khác

Giai đoạn cây con (gieo trồng đến 1/3 thời gian sinh trưởng): thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha;

Giai đoạn cây đang phát triển (trên 1/3 đến 2/3 thời gian sinh trưởng): thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha;

Giai đoạn cận thu hoạch (trên 2/3 thời gian sinh trưởng): thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 7.500.000 đồng/ha.

* Diện tích cây trồng lâu năm:

Vườn cây ở thời kỳ kiến thiết cơ bản: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 12.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha;

Vườn cây ở thời kỳ kinh doanh thiệt hại đến năng suất thu hoạch nhưng cây không chết: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;

Vườn cây ở thời kỳ kinh doanh thiệt hại làm cây chết hoặc được đánh giá là cây không còn khả năng phục hồi trở lại trạng thái bình thường; vườn cây đầu dòng ở giai đoạn được khai thác vật liệu nhân giống: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;

Cây giống trong giai đoạn vườn ươm được nhân giống từ nguồn vật liệu khai thác từ cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 60.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha.

Như vậy, cây trồng bị thiệt hại do hiện tượng mưa đá được nhà nước hỗ trợ tùy vào từng loại cây trồng.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc hỗ trợ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai?

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định 9/2025/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Tổ kiểm tra phối hợp với cơ sở sản xuất tiến hành thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết.

- Tổ kiểm tra bao gồm đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện một số tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương, đại diện thôn, tổ dân phố. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định mời đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện tham gia Tổ kiểm tra. Tổ kiểm tra thực hiện phối hợp với cơ sở sản xuất tổ chức thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ cụ thể báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo biểu mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu thuyết minh về hiện tượng mưa đá? Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc hỗ trợ vùng bị thiệt hại do thiên tai?
Pháp luật
Mẫu văn nghị luận về thói quen trì hoãn trong học tập của giới trẻ hiện nay? Hướng nghiệp và phân luồng giáo dục là gì?
Pháp luật
Cách viết kỷ yếu hay? Những bài viết kỷ yếu hay nhất? Nhiệm vụ của học sinh trung học được quy định thế nào?
Pháp luật
Đoạn văn kể lại một nhân vật trong một bộ phim hoạt hình? Phim hoạt hình có được bảo hộ quyền tác giả không?
Pháp luật
Mẫu ghi thiệp tri ân thầy cô hay và ý nghĩa? Thầy cô có các quyền gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Mẫu văn nghị luận xã hội về áp lực của giới trẻ hiện nay? Yêu cầu cần đạt về kỹ năng đọc hiểu văn nghị luận của học sinh lớp 12?
Pháp luật
Phong cách ngôn ngữ hành chính là gì? Ví dụ về phong cách ngôn ngữ hành chính? Xác định phong các ngôn ngữ hành chính ra sao?
Pháp luật
Ngôn ngữ trang trọng là gì? Dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ trang trọng? Học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp THPT được ra khỏi phòng thi sớm không?
Pháp luật
Công thức Đạo hàm sơ cấp, cấp cao và Đạo hàm lượng giác đầy đủ nhất lớp 11, 12 như thế nào?
Pháp luật
5+ Mẫu viết bài luận về bản thân văn 10 (ngắn gọn) hay nhất? Những bài luận về bản thân? Văn 10 viết bài luận về bản thân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
3 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào