Mẫu Thông báo kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban kiểm tra mới nhất như thế nào? Tải mẫu ở đâu?
Mẫu Thông báo kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban kiểm tra mới nhất như thế nào? Tải mẫu ở đâu?
Mẫu Thông báo kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban kiểm tra mới nhất là Mẫu số 1D và Mẫu số 1d ban hành kèm theo Quyết định 359-QĐ/UBKTTW năm 2016, như sau:
- Mẫu Thông báo kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban kiểm tra Trung ương - Mẫu số 1D như sau:
Tải về Mẫu Thông báo kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban kiểm tra Trung ương.
- Mẫu Thông báo kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban kiểm tra cấp tỉnh - Mẫu số 1d như sau:
Tải về Thông báo kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban kiểm tra cấp tỉnh.
Nội dung kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban kiểm tra gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm 3.2 khoản 3 Điều 8 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 thì nội dung giám sát trong Đảng của Ủy ban kiểm tra như sau:
Ủy ban kiểm tra các cấp
...
3. Về thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng
...
3.2 Thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, thi hành kỷ luật
3.2.1. Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm
3.2.1.1. Việc phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm thông qua
a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra của các cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế và giám sát của nhân dân.
b) Báo cáo, kiến nghị của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới.
c) Tự phê bình và phê bình của tổ chức đảng và đảng viên; việc bình xét, phân tích chất lượng đảng viên, tổ chức đảng.
d) Tố cáo, khiếu nại, phản ánh, kiến nghị của đảng viên và nhân dân.
đ) Phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng đã được kiểm chứng.
3.2.1.2. Nội dung kiểm tra
a) Đối với tổ chức đảng
- Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Việc chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng.
- Việc thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Việc quản lý, giáo dục, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
- Việc tuyển dụng, tiếp nhận, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm, bố trí, sử dụng, giới thiệu ứng cử, bầu cử, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
b) Đối với đảng viên: Tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nội dung kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban kiểm tra bao gồm:
- Tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên;
- Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
Mẫu Thông báo kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban kiểm tra mới nhất như thế nào? Tải mẫu ở đâu? (Hình từ Internet)
Có những hình thức giám sát trong Đảng nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng quan sát, theo dõi, nắm bắt, xem xét, đánh giá, kết luận hoạt động nhằm kịp thời nhắc nhở để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước và khắc phục, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có).
Hình thức giám sát có giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề; giám sát chuyên đề khi cần thiết thì thực hiện thẩm tra, xác minh.
...
Như vậy, các hình thức giám sát trong Đảng bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề; giám sát chuyên đề khi cần thiết thì thực hiện thẩm tra, xác minh.
Theo đó, tại Điều 11 Quy định 86-QĐ/TW năm 2017 có quy định cụ thể hình thức giám sát trong Đảng như sau:
(1) Giám sát thường xuyên
- Thông báo cho đối tượng giám sát biết về thành viên của cấp ủy, ủy ban kiểm tra, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy hoặc cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ giám sát.
- Thực hiện giám sát thường xuyên bằng phương pháp giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp theo quy định tại Điều 10 của Quy định này.
- Chi bộ chủ yếu thực hiện giám sát thường xuyên đối với đảng viên.
(2) Giám sát theo chuyên đề
- Xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát hằng năm và thông báo cho đối tượng giám sát.
- Thành lập đoàn hoặc tổ giám sát (gọi chung là đoàn giám sát); ban hành kế hoạch giám sát cụ thể đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên.
- Triển khai quyết định, kế hoạch giám sát, yêu cầu đối tượng giám sát chuẩn bị báo cáo về nội dung giám sát và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát.
- Đoàn giám sát nghiên cứu, xem xét các báo cáo, tài liệu; làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan; chuẩn bị dự thảo báo cáo kết quả giám sát.
Khi cần thiết thì thực hiện thẩm tra, xác minh.
- Tổ chức đảng được giám sát hoặc tổ chức đảng có đảng viên được giám sát tổ chức hội nghị để đối tượng giám sát báo cáo, đoàn giám sát trình bày dự thảo báo cáo kết quả giám sát; hội nghị thảo luận.
- Thông báo kết quả giám sát bằng văn bản đến tổ chức đảng, đảng viên được giám sát và tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Theo dõi, đôn đốc đối tượng giám sát thực hiện thông báo kết quả giám sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện? Định hướng sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch như thế nào?
- Cá nhân được bảo lưu quyền dự thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong vòng bao lâu?
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến tán thành? Nhiệm vụ học sinh các cấp là gì?
- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá phải đảm bảo nguyên tắc không gây thiệt hại đến những lợi ích nào?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 1 là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 1?