Mẫu Sơ yếu lý lịch thi công chức cấp xã? Hướng dẫn cách viết mẫu Sơ yếu lý lịch thi công chức cấp xã?
Mẫu Sơ yếu lý lịch thi công chức cấp xã mới nhất hiện nay có dạng như thế nào?
Công chức cấp xã được giải thích theo khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Hiện nay, pháp luật không có quy định về mẫu Sơ yếu lý lịch tự thuật thi công chức cấp xã. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo mẫu Sơ yếu lý lịch dưới đây:
TẢI VỀ mẫu Sơ yếu lý lịch tự thuật thi công chức cấp xã mới nhất 2023
Hướng dẫn cách viết mẫu Sơ yếu lý lịch thi công chức cấp xã?
Hiện nay, pháp luật không có hướng dẫn cụ thể cách ghi các mục nên trên mẫu Sơ yếu lý lịch thi công chức cấp xã, khi thực hiện kê khai sẽ có hướng dẫn của cơ quan chủ quản.
Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách viết mẫu Sơ yếu lý lịch viên chức với các đầu mục khai tương tự tại Thông tư 07/2019/TT-BNV quy định như sau:
1- Họ và tên khai sinh: Viết chữ in hoa đúng với họ và tên trong giấy khai sinh.
2- Tên gọi khác: Là tên gọi khác hoặc bí danh khác đã dùng trong hoạt động cách mạng, trong lĩnh vực báo chí, văn học nghệ thuật.. (nếu có).
3- Sinh ngày: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh đúng như trong giấy khai sinh.
Giới tính: Ghi giới tính của cán bộ, công chức là Nam hoặc Nữ.
4- Nơi sinh: Ghi tên xã (hoặc phường, thị trấn), huyện (hoặc quận, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương) nơi cán bộ, công chức được sinh ra (ghi đúng như trong giấy khai sinh). Nếu có thay đổi địa danh đơn vị hành chính thì ghi (tên cũ), nay là (tên mới).
5- Quê quán: ghi nơi sinh trưởng của cha đẻ hoặc ông nội của cán bộ, công chức. Trường hợp đặc biệt có thể ghi theo quê quán của mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ cha, mẹ đẻ). Ghi rõ tên xã (hoặc phường, thị trấn), huyện (quận hoặc thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương).
6- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ghi đầy đủ số nhà, đường phố, thành phố hoặc xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú.
7- Chỗ ở hiện nay: Ghi đầy đủ số nhà, đường phố, thành phố hoặc xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh nơi mình đang ở hiện tại.
8- Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc theo quy định của Nhà nước như: Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Ê đê, Kh'me, ...
9- Tôn giáo: Đang theo tôn giáo nào thì ghi tên tôn giáo đó như: Công giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Cao đài, Hòa hảo,... Nếu không theo tôn giáo nào, thì không được bỏ trống mà khi là "Không".
10- Nghề nghiệp: Ghi rõ đã làm nghề gì để kiếm sống trước khi được tuyển dụng. Nếu chưa có nghề, sống phụ thuộc vào gia đình, thì ghi cụ thể là "không nghề nghiệp".
11- Trình độ văn hóa: Ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào.
Ví dụ: Lớp 10/10 (đối với những người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm); Lớp 12/12 (đối với những người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm).
12- Trình độ chuyên môn: ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp... thuộc chuyên ngành đào tạo nào.
Ví dụ: Đối với những người có nhiều văn bằng đào tạo như: có bằng kỹ sư, có bằng cử nhân, có bằng thạc sĩ, có bằng tiến sĩ thì chỉ kê khai trình độ chuyên môn cao nhất hiện tại là: Tiến sĩ + chuyên ngành đào tạo.
13- Tình trạng sức khỏe: ghi rõ tình trạng sức khỏe bản thân hiện tại (tốt, trung bình, kém); có bệnh gì mãn tính, ghi rõ chiều cao cơ thể, ghi rõ cân nặng cơ thể và nhóm máu gì.
14- Ngày nhập ngũ: Ghi ngày, tháng, năm đi bộ đội, công an và ngày xuất ngũ. Ghi rõ quân hàm hoặc chức vụ cao nhất trong quân đội, công an (nếu có). Nếu có thời gian tái ngũ, thì ghi thêm ngày tái ngũ bên cạnh ngày nhập ngũ.
Khi đi chứng thực chữ ký trong Sơ yếu lý lịch thi công chức cấp xã thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì?
Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
Thủ tục chứng thực chữ ký
1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
...
Như vậy, khi đi chứng thực chữ ký trong Sơ yếu lý lịch thi công chức cấp xã thì người yêu cầu chứng thực cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
- Sơ yếu lý lịch mình sẽ ký và yêu cầu chứng thực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?