Mẫu số 08 Mẫu báo cáo thành tích cá nhân đề nghị khen thưởng theo phong trào thi đua chuyên đề mới nhất?
Báo cáo thành tích cá nhân là gì?
Báo cáo thành tích cá nhân là một tài liệu hoặc bản báo cáo do một cá nhân lập ra để ghi nhận, tổng hợp và trình bày những kết quả, đóng góp hoặc thành tích mà họ đã đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.
Mục đích của việc lập mẫu báo cáo thành tích cá nhân:
- Đánh giá kết quả làm việc: Để đánh giá năng lực, sự đóng góp trong công việc hoặc học tập.
- Xét duyệt khen thưởng: Là cơ sở để xét các hình thức khen thưởng, bổ nhiệm, nâng lương, hoặc ghi nhận công lao.
- Làm minh chứng cá nhân: Dùng để minh chứng năng lực và kết quả trong các báo cáo tổng kết, các chương trình thi đua, hoặc các đề án thăng tiến.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
>>Xem thêm: Mẫu báo cáo thành tích tập thể đề nghị tặng Giấy khen cho tập thể có thành tích xuất sắc đột xuất
Mẫu báo cáo tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng là mẫu nào?
Mẫu số 08 Mẫu báo cáo thành tích cá nhân đề nghị khen thưởng theo phong trào thi đua chuyên đề mới nhất? (Hình từ internet)
Mẫu số 08 Mẫu báo cáo thành tích cá nhân đề nghị khen thưởng theo phong trào thi đua chuyên đề mới nhất?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 thì khen thưởng phong trào thi đua là khen thưởng cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do cấp có thẩm quyền phát động, chỉ đạo trong thời gian cụ thể hoặc thi đua theo chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước.
Mẫu báo cáo thành tích cá nhân đề nghị khen thưởng theo phong trào thi đua chuyên đề mới nhất là Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 98/2023/NĐ-CP có dạng như sau:
Tải về Mẫu báo cáo thành tích cá nhân đề nghị khen thưởng theo phong trào thi đua chuyên đề mới nhất
Đạt kết quả cao trong thi đua theo chuyên đề có được khen thưởng công trạng không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định:
Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
1. Khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được, không nhất thiết phải có hình thức khen thưởng mức thấp mới được khen thưởng mức cao hơn.
2. Cấp có thẩm quyền khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục, hồ sơ theo quy định.
3. Kết quả khen thưởng thành tích đột xuất, thi đua theo chuyên đề không dùng làm căn cứ để đề nghị cấp trên khen thưởng công trạng.
4. Chưa khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng cho cá nhân, tập thể trong thời gian cơ quan có thẩm quyền đang xem xét thi hành kỷ luật hoặc điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo, có vấn đề tham nhũng, tiêu cực được báo chí nêu đang được xác minh làm rõ.
Trường hợp cá nhân, tập thể bị kỷ luật, sau khi chấp hành xong thời gian kỷ luật, cá nhân, tập thể lập được thành tích thì thành tích khen thưởng được tính từ thời điểm chấp hành xong thời gian thi hành kỷ luật.
5. Thời gian nghỉ thai sản đối với cá nhân theo quy định được tính để xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
6. Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng.
7. Thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến đối với cá nhân là nữ lãnh đạo, quản lý được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung. Trường hợp cá nhân nữ lãnh đạo, quản lý thuộc đối tượng được quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian để xét khen thưởng quá trình cống hiến thực hiện theo quy định chung.
Như vậy, kết quả khen thưởng thi đua theo chuyên đề không dùng làm căn cứ để đề nghị cấp trên khen thưởng công trạng.
Nguyên tắc thi đua, khen thưởng là gì?
Nguyên tắc thi đua, khen thưởng được quy định tại Điều 5 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 như sau:
(1) Việc thi đua được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch;
- Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
(2) Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;
- Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;
- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;
- Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
(3) Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?